Facebook Twitter youtube Tiktok

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
WCO: Thúc đẩy tính cạnh tranh, an toàn và bền vững của các khu vực thương mại tự do
Tận dụng CPTPP: Bứt phá từ các thị trường chưa có FTA
Nhiều cơ hội cho logistics từ các FTA thế hệ mới
bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, việc thực thi một số FTA đã có hiệu lực thi hành từ trước đến nay đã có những cơ hội và thách thức nào, thưa bà?

Có lẽ chưa bao giờ thương mại quốc tế đứng trước thách thức lớn như năm 2020 vừa qua. Trong khi xu hướng bảo hộ thương mại từ 2018-2019 tiếp tục leo thang, đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng vượt ngoài tầm kiểm soát, làm gián đoạn đồng thời cả chuỗi sản xuất và dòng chảy thương mại toàn cầu. Là một nền kinh tế mở, với tỷ trọng xuất nhập khẩu gấp 2 lần GDP, Việt Nam chịu tác động rất lớn từ bối cảnh khó khăn này.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như vậy, kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2020 có thể xem là rất khả quan. Trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 254,97 tỷ USD, tăng 5,5%, trong khi kim ngạch nhập khẩu là 234,91 tỷ USD, tăng 1,7%, dẫn tới kết quả xuất siêu trên 20 tỷ USD - lớn nhất từ trước tới nay.

Rõ ràng, không có nghi ngờ gì về lợi ích của các FTA với những cơ hội ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác FTA, qua đó giúp gia tăng cơ hội cạnh tranh về giá cho những hàng hóa này. Bên cạnh đó là việc giảm bớt các hàng rào phi thuế bất hợp lý, thống nhất và minh bạch hơn về thủ tục, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại.

Tuy nhiên, thách thức trong tận dụng cơ hội từ các FTA cũng rất nhiều, trong đó đáng kể là những hạn chế trong khả năng nâng tỷ lệ nội địa hóa để đáp ứng quy tắc xuất xứ hưởng ưu đãi của FTA và năng lực thỏa mãn các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe từ các đối tác FTA. Mặc dù vậy, đây là những thách thức tự thân, không phải vì có FTA mới phát sinh hay vì FTA mà trầm trọng hay khắt khe hơn.

Bà đánh giá như thế nào về công tác nâng cao sự hiểu biết để tận dụng các FTA của cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2020?

Nếu phải nói về điểm nổi bật nhất trong nỗ lực tăng cường hiệu quả thực thi các FTA của năm 2020 thì đó chính là công tác truyền thông về cam kết cho các doanh nghiệp. Cụ thể ở đây là việc phổ biến tuyên truyền về FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) - FTA thế hệ mới lớn nhất có hiệu lực trong năm 2020. Theo quan sát của chúng tôi ở VCCI, chưa có FTA nào mà các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp lại có nhiều hoạt động phổ biến tuyên truyền, dưới nhiều hình thức phong phú (các hội thảo, khóa đào tạo, trực tiếp hoặc online, các phóng sự truyền hình, các chuyên đề báo chí...), với các chủ đề chuyên sâu hơn như vậy.

Theo một khảo sát mới đây của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp biết tương đối hoặc biết rõ về các cam kết EVFTA liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình là 30%, cao nhất trong số các FTA (trong khi EVFTA chỉ vừa mới có hiệu lực, còn các FTA khác ít nhất cũng có hiệu lực 1 năm, nhiều thì 10 năm hoặc hơn).

Theo bà, các hoạt động hỗ trợ thực thi FTA của cơ quan nhà nước đã có những thay đổi và nên tiếp tục thay đổi như thế nào?

Theo tôi, 3 vấn đề “sát sườn” mà doanh nghiệp mong chờ ở cơ quan nhà nước trong thực thi FTA là: Nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi cam kết; tổ chức thực hiện cam kết trên thực tế và khắc phục linh hoạt các bất cập phát sinh; phổ biến tuyên truyền cam kết để doanh nghiệp có thể hiểu và vận dụng được. Xa hơn là các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, sáng tạo.

Đối với EVFTA nói riêng và các FTA thực thi trong năm 2020 nói chung, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp liên quan tới FTA của các cơ quan Nhà nước đã được cải thiện tương đối so với trước đây. Ví dụ với CPTPP, doanh nghiệp phải đợi 6-7 tháng mới có Biểu thuế xuất khẩu nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định, thì với EVFTA, việc này chỉ còn 2 tháng. Hoặc với CPTPP, những vướng mắc trong vấn đề quy tắc xuất xứ được giải quyết tương đối mất thời gian thì với EVFTA, tốc độ xử lý và giải quyết đã nhanh hơn đáng kể.

Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được cơ hội do chưa nhận được hỗ trợ cần thiết, nên các cơ quan Nhà nước phải có sự hỗ trợ hiệu quả hơn nữa.

Những lo ngại doanh nghiệp Việt Nam có thể “thua trên sân nhà” với các FTA trong thời gian tới liệu có xảy ra hay không, thưa bà?

Xét một cách chặt chẽ thì với các FTA đã có hiệu lực, khả năng doanh nghiệp “thua trên sân nhà” không lớn. Lý do là với ngay cả ATIGA - FTA giữa các nước ASEAN, đã hoàn tất lộ trình mở cửa vào năm 2018, doanh nghiệp cũng có thể cạnh tranh sòng phẳng, không tới nỗi thua như chúng ta lo ngại. Với ACFTA - FTA giữa ASEAN và Trung Quốc, hay VKFTA – FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc, chúng ta mặc dù gặp khó khăn trong giai đoạn đầu nhưng cơ bản cũng vẫn có thể giữ thị phần nhất định trong thị trường nội địa. Còn các FTA khác, như EVFTA với EU, VCFTA với Chile…, cơ cấu hàng hóa bổ sung cho nhau giữa Việt Nam với đối tác cũng giúp giảm thiểu nguy cơ này.

Tuy nhiên, tới đây với RCEP - Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực giữa ASEAN và 5 nước đối tác, trong đó có Trung Quốc, tình hình có thể sẽ khác, nguy cơ “thua trên sân nhà” dường như phức tạp hơn. RCEP tạo thêm một con đường ưu tiên cho hàng hóa các nước này thâm nhập thị trường Việt Nam, mà phần lớn hàng hóa từ các nước này lại tương tự Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam. Nhưng cũng có những lý do để chúng ta không quá bi quan. Chẳng hạn, mức mở cửa trong RCEP của Việt Nam cho các đối tác kém hơn hẳn so với các FTA đang có với họ. Như việc nhập khẩu thì phần lớn là hàng trung gian, phục vụ sản xuất xuất khẩu, không phải để tiêu dùng trong nước.

Mặc dù vậy, cạnh tranh trực diện từ RCEP và cả các FTA trước đây trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Doanh nghiệp tất nhiên không có cách nào khác ngoài gia tăng nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh, tận dụng tối đa các cam kết FTA để có nguồn đầu vào giá hợp lý. Tôi tin là doanh nghiệp nội địa luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh này. Vấn đề còn lại là hành động của doanh nghiệp để khai thác lợi thế này và nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh một cách chắc chắn và bền vững.

Xin cảm ơn bà!

Hương Dịu (thực hiện)

Tin liên quan

Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

(HQ Online) - Khi các yếu tố môi trường, xã hội, quản trị (ESG) ngày càng chiếm lĩnh các chiến lược kinh doanh, việc xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững đã trở thành một yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp.
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu

(HQ Online) - Ngày 20/12, 136 doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM đã được Bộ Tài chính trao tặng Bằng khen cùng Giấy khen từ Tổng cục Thuế và Cục Thuế TPHCM về thành tích xuất sắc trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế năm 2023.
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Ngày 20/12, Cục Hải quan Đà Nẵng tổ chức Hội nghị phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề “Cải cách, đột phá và phát triển”. Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 130 doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông năm 2024 tăng trưởng 2 con số, thị trường này lọt vào top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

Báo động tai nạn tự chế pháo nổ

Chỉ trong 2 tuần qua, Khoa Bỏng- Chỉnh hình của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận 3 bệnh nhi liên quan đến tự chế pháo nổ.
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Việc sửa đổi nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục một số bất cập phát sinh trong thực
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Từ một thập kỷ trước, việc nguồn vốn tư nhân dồn dập đổ vào những nền kinh tế đang phát triển khiến Chính phủ và các tổ chức phát triển đã nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy tiến độ xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển khác.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5%.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động