Doanh nghiệp tìm cách giữ chân người lao động
![]() |
Nhóm tự nguyện Công ty CP Thực phẩm Sao Ta chuẩn bị các phần ăn thêm cho công nhân "3 tại chỗ". Ảnh: DN |
Chính sách giữ chân công nhân
Gần 1 tháng nay, Nhóm tự nguyện thuộc tuyến ngoài (khối văn phòng) của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta ngày nào cũng đôn đáo liên kết với các nhà vườn tìm mua trái cây tươi ngon, liên kết với công ty sữa mua sữa để bổ sung bữa ăn cho công nhân tuyến trong đang thực hiện “3 tại chỗ” (khối nhà xưởng sản xuất).
Theo lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, tuyến ngoài lập Nhóm tự nguyện với công việc là "gửi nắng" góp phần sưởi ấm tuyến trong. Ngay trong một buổi đầu đã có nguồn đóng góp của các thành viên tuyến ngoài hơn trăm triệu đồng. Hàng tiếp tế sẽ có thay đổi hàng ngày, nay là sữa chua, táo; mai sẽ là bánh pía và ổi, chuối;… Việc này sẽ kéo dài khi hết chương trình "3 tại chỗ".
“Hành động 'gửi nắng' này như thêm chút năng lượng sưởi ấm lòng nhau, tuy không phải là điều gì lớn lao, nhưng là một cử chỉ, một nghĩa cử thể hiện tình thân chia sẻ giữa đồng nghiệp đang cùng cảnh ngộ. Hành động này làm rõ thêm nét văn hóa Sao Ta là tương ái, sẻ chia…” - một thành viên trong Nhóm tự nguyện chia sẻ.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% DN thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây.
Các DN cho biết, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các DN vừa, các DN lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần do DN phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các qui định chống dịch tại nhà máy. Cụ thể như: chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn-ngủ-làm việc tại nhà máy tăng 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc... điều này làm tổng chi phí của DN tăng gấp nhiều lần so với trước trong khi đó tổng sản lượng giảm hơn 50%.
Công ty CP TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức (Tiền Giang) cho biết, DN đã có nhiều chính sách đãi ngộ để kêu gọi công nhân duy trì sản xuất "3 tại chỗ", đồng thời tổ chức phân luồng, ăn - ở sản xuất theo từng dây chuyền sản xuất để tránh lây nhiễm chéo khi trong nhà máy phát hiện có ca F0. Mặc dù đã nỗ lực chuẩn bị các phương án hỗ trợ người lao động duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, nhưng từ ngày 5/8 công ty vẫn phải ngừng sản xuất để phòng chống dịch. Công nhân của Công ty đã được xét nghiệm Covid-19 trước khi đưa về địa phương cư trú, nhưng điều lo lắng nhất của doanh nghiệp là công nhân có trở lại làm việc đầy đủ sau dịch hay không, bởi đây là những công nhân có tay nghề đã thành thạo với công việc.
Kiến nghị nhiều giải pháp
Từ những thực tế nêu trên, đối với các ngành sản xuất xuất khẩu rất cần có một kế hoạch chống dịch linh động hơn theo sát thực tế với tình hình khống chế dịch tại các địa phương sau khi được tiêm vắc xin phòng dịch để các DN chủ động lên phương án sản xuất; các DN đang tạm ngưng sản xuất chuẩn bị đáp ứng các điều kiện chống dịch để quay lại sản xuất đáp ứng đơn hàng XK tăng vào dịp cuối năm.
Từ thực tế này, các DN đề xuất TPHCM kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các địa phương và DN thực hiện "Y tế tại chỗ". Thực hiện chủ trương phối hợp và chia sẻ giữa DN và CDC, các DN sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của DN được áp dụng trong lưu thông và giao dịch. CDC cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho DN 1 lần/tháng, như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.
Cùng với đó, nhằm giảm áp lực tài chính cho DN trong thời kỳ dịch bệnh và tạo thuận lợi cho các DN khôi phục hoạt động sản xuất xuất khẩu, Hiệp hội DN thực phẩm TPHCM đề xuất TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính xem xét tăng thời gian ân hạn giãn, hoãn nộp thuế, phí tránh để DN rơi vào tình trạng nợ xấu; xem xét duy trì các giải pháp đã áp dụng trước đây như giảm phí trước bạ… nhằm hỗ trợ phục hồi thị trường tiêu dùng trong nước. Đồng thời, đề nghị TPHCM cần có cơ chế tác động đến các đơn vị phân phối bán lẻ trong nước nhanh chóng hỗ trợ các DN sản xuất các mặt hàng thiết yếu rút ngắn thời gian thanh toán tiền hàng sớm hơn thời gian quy định trước đây (từ 15 – 30 ngày rút ngắn xuống khoảng 3 ngày), để DN có vốn lưu động, đáp ứng cho sản xuất và dự trữ...
Ngày 7/8/2021, trong công văn gửi Bộ Y tế đề xuất giải pháp hỗ trợ DN duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đề nghị, bổ sung các quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn, đặc biệt cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của DN với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh…
Các giải pháp liên quan đến khai báo, xét nghiệm, tiêm vắc xin, Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3355/QĐ-BYT theo hướng đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các DN (tại điểm n mục 3 phần III) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin theo điểm g mục 3 phần III của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm văc-xin phòng Covid-19 năm 2021 – 2022 ban hành kèm theo Quyết định này. Trong nhóm DN ưu tiên tiêm vắc xin cho các DN thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...
Tin liên quan

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài
17:29 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
