Doanh nghiệp oằn mình "gồng gánh" qua đại dịch
Doanh nghiệp phía Nam “gồng mình” ứng phó đại dịch | |
Doanh nghiệp chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 |
Bố trí chỗ ngủ cho công nhân tại nhà xưởng của Tập đoàn Đại Việt. Ảnh: DNCC |
Luôn sẵn sàng ứng phó
Trao đổi với Tạp chí Hải quan, lãnh đạo một số DN cho biết, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, kế hoạch sản xuất của công ty luôn ở trong tình thế “sẵn sàng thay đổi” để ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh, cũng như đáp ứng các yêu cầu, chính sách mới của Nhà nước.
Bắt đầu từ ngày 14/7, toàn bộ hơn 200 nhân viên, công nhân của Công ty CP Gỗ Việt Âu Mỹ (tỉnh Đồng Nai) đã đồng loạt cắm trại ở lại nơi làm việc theo phương án “3 tại chỗ” do công ty đề ra.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty Gỗ Âu Việt Mỹ cho biết, công ty đã bắt đầu triển khai phương án này từ cuối tuần trước, nhưng đến ngày 14/7 mới áp dụng đồng loạt nhằm đảm bảo mức bảo vệ tốt nhất cho lực lượng lao động khỏi nguy cơ dịch bệnh.
Bởi hiện nay công ty đã ký kết đơn hàng đến hết tháng 9, theo tiến độ mỗi tháng công ty phải xuất xưởng 15 container đồ nội thất để xuất đi các thị trường Anh, Mỹ, Hàn Quốc… Nếu để xảy ra dịch bệnh buộc phải ngưng sản xuất, tiến độ giao hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trước đó, công ty cũng đã tổ chức xét nghiệm 3 ngày/lần cho số lao động thường xuyên phải đi lại giữa các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM… để có “giấy thông hành” thuận tiện cho việc đi lại giải quyết công việc.
Trong khi đó, tại Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (TPHCM), ông Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức nhân sự cho biết, đã sẵn sàng phương án cho một loạt tình huống có thể xảy ra. Theo đó, công ty đã triển khai mô hình vừa sản xuất vừa cách ly tại chỗ từ ngày 22/6. Khối sản xuất và khối văn phòng làm việc tại 2 khu vực tách biệt. Thậm chí, công ty đã lên phương án cho tình huống đơn vị cung cấp suất ăn ngừng cung cấp, công ty phải tự cung tự cấp lương thực cho lao động trong thời gian vừa sản xuất vừa cách ly.
Tương tự, các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Điều độ khí Việt Nam thuộc PV GAS cũng đã có nguyên tháng 6/2021 thực hiện khoanh vùng an toàn bậc 1 (Zone 0), tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu cách ly để bảo vệ khu vực điều hành trọng yếu cho toàn bộ hệ thống khí cả nước.
Trung tâm Điều độ khí Việt Nam được xác định là “vùng đảm bảo an toàn tuyệt đối” với các quy định “bất khả xâm phạm” nhằm đảm bảo cách ly hoàn toàn với dịch bệnh. Toàn bộ ê kíp làm việc, từ Trưởng trung tâm đến các vận hành viên, nhân viên xử lý sự cố đều phải thực hiện cách ly ngay tại trung tâm. Công tác hậu cần cũng luôn được đảm bảo, bao gồm các hoạt động khử trùng, cung cấp bữa ăn dinh dưỡng và hỗ trợ liên hệ tối đa…
Tập đoàn Đại Việt (TPHCM) cũng đã cho dọn dẹp lại phần diện tích nhà xưởng còn trống để làm chỗ ăn, nghỉ cho công nhân sau giờ làm việc. Ông Ngô Xuân Mạnh, Giám đốc Tập đoàn Đại Việt chia sẻ, phụ nữ và người có tuổi được bố trí ngủ bên trong nhà xưởng, còn thanh niên ngủ ngoài nhà bạt. Theo đó, công ty có 6 phân xưởng với 160 lao động vận hành tách biệt từng phân xưởng. Tới giờ ăn, khẩu phần ăn được đưa tới từng phân xưởng và công nhân xếp hàng lần lượt ra nhận.
Gánh chi phí, chấp nhận chịu lỗ
Việc phải tạm ngừng sản xuất do dịch bệnh là nỗi sợ hãi lớn nhất của các DN trong thời điểm này. Bởi việc ngưng sản xuất không đơn giản chỉ là tạm nghỉ một vài ngày, mà nó còn liên quan tới tiến độ giao hàng cho một chuỗi cung ứng phía sau và cũng chính là sự sống còn của DN trong thời gian sắp tới. Cùng vì lẽ đó, các DN đều chấp nhận tốn kém thêm rất nhiều chi phí, thậm chí chấp nhận lỗ để duy trì được hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty Gỗ Âu Việt Mỹ cho biết, để đảm bảo điều kiện ăn ở cho lao động tại nơi làm việc, Công ty Gỗ Việt Âu Mỹ đã phải mua sắm một loạt vật dụng như chăn, màn, đồ dùng cá nhân với chi phí khoảng 1 triệu đồng/người. Thêm vào đó, số lượng bữa ăn cũng tăng lên 3 bữa/ngày, thay vì chỉ 1 bữa như trước kia.
Ngoài ra, để vận động công nhân, nhân viên chấp nhận ở lại, công ty cũng phụ cấp thêm cho mỗi người 500.000 – 1 triệu đồng/tháng. Với những lao động bị phong tỏa không thể đi làm, công ty cũng hỗ trợ lương tối thiểu ở mức 4,730 triệu đồng/người trong vòng 1 tháng…
Trước đó, với yêu cầu người người dân đi lại giữa các tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính, 1/3 số lao động của công ty Việt Âu Mỹ đều thuộc diện phải có giấy này để lưu thông trên đường. Theo đó, ông Tuấn đã bố trí lấy mẫu xét nghiệm cho số lao động này. Cụ thể, cứ 3 ngày phải tổ chức lấy mẫu 1 lần, chi phí xét nghiệm là 350.000 đồng/người/lần. “Với một DN quy mô nhỏ như chúng tôi, những chi phí phát sinh do dịch bệnh thời gian qua là không hề nhỏ. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ. Miễn là có thể duy trì chuỗi sản xuất được liền mạch, không để ảnh hưởng tới uy tín của công ty” – ông Tuấn chia sẻ.
Tương tự, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) cũng cho hay, để tổ chức cắm trại tập trung cho 4.000 công nhân, công ty đã sử dụng quỹ công đoàn để mua một loạt vật dụng cần thiết, mua thêm các nhà tắm lưu động để phục vụ nhu cầu tắm giặt sau giờ làm của công nhân…
Công ty Song Ngọc cũng cho biết đã phải sửa chữa lại khu vệ sinh để phù hợp với công năng mới trong thời gian tổ chức vừa sản xuất vừa cách ly. Ngoài ra, số lượng bữa ăn cũng tăng lên 3 bữa/ngày, công ty còn bổ sung thêm trái cây, vitamin và khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho công nhân. Bên cạnh đó là hàng loạt chi phí về điện, nước… cũng tăng lên do sử dụng nhiều hơn. “Nhưng tất cả những chi phí đó vẫn không là gì so với việc đảm bảo sự an toàn cho sản xuất của công ty” – ông Trần Thanh Sơn khẳng định.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK