Doanh nghiệp “hiến kế” để TPHCM phát triển bền vững
Kinh tế TPHCM phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc | |
Bốn nhóm giải pháp để TPHCM trở lại đầu tàu kinh tế của cả nước |
Lãnh đạo TPHCM trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài tại hội nghị. Ảnh BTC |
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đặt ra từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đặt ra mục tiêu thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Thành phố mong muốn gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời lắng nghe các đề xuất, kiến nghị và các hiến kế cho các định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn cùng phát triển nhanh, bền vững.
Chia sẻ về định hướng của TPHCM, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, Thành phố đặt ra 5 nhiệm vụ chính là huy động hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở tiếp tục chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, khơi thông nguồn lực phát triển; tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công để thực hiện các đề án ưu tiên triển khai để tạo động lực và sự lan tỏa trong tăng trưởng kinh tế; chỉnh trang đô thị gắn với nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch Thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao chất lượng, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm dụng lao động, ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh liên kết vùng, nâng tầm vị trí của Thành phố.
Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề để Thành phố chuyển trọng tâm từ phòng chống dịch sang phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo nền tảng để bứt phá hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Để hiện thực hóa, TPHCM đang kiến nghị với các cơ quan trung ương nhiều nhóm vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực, cấp bách, có tính chất chiến lược lâu dài gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án đường vành đai 3; điều chỉnh tăng mức trần vốn đầu tư công trung hạn; Đề án phát triển TPHCM thành trung tâm tài chính quốc tế; đề xuất cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức.
Chia sẻ tại sự kiện, nhiều ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn được nêu lên, xoay quanh các vấn đề về lĩnh vực hạ tầng, logistics, các dự án đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, khu công nghiệp, nguồn nhân lực,…
Ông Park Hyun Bae, Tổng giám đốc Công ty TNHH KCTC Việt Nam đề xuất, TPHCM cần có giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hậu cần logistics, bởi hiện nay các cảng của Thành phố đều đang chịu áp lực lớn. Điển hình như cảng Cát Lái, đây là cảng lớn nhất TPHCM nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Theo đó, mỗi năm lượng hàng hóa thông quan qua cảng Cát Lái tăng tới 30%, trong khi hạ tầng cảng đã được xây dựng từ năm 2007, cách đây 15 năm dẫn đến nguy cơ ùn ứ và quá tải.
Ở lĩnh vực tài chính, một số đại diện doanh nghiệp tiếp tục nêu lên sự cần thiết của việc xây dựng đô thị thông minh ở TPHCM, phát triển thị trường chứng khoán ngang tầm khu vực.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đề xuất đầu tư nhiều nhóm dự án quan trọng như trung tâm tài chính, cửa hàng miễn thuế, khu trung tâm mua sắm cao cấp tại trung tâm Thành phố, khu đô thị tài chính thương mại, tổng kho dịch vụ hậu cần logistics tại thành phố Thủ Đức và chương trình giáo dục trí tuệ thông minh AI.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nền tài chính của Thành phố là kênh dẫn vốn rất quan trọng cho cả nền kinh tế. Để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có uy tín, chúng ta cần có các cơ chế chính sách ưu đãi đột phá mang tính cạnh tranh quốc tế. Tương tự, việc phát triển hệ thống vận chuyển hàng hóa một cách chuyên nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số, thương mại điện tử và xuất nhập khẩu tăng cao như hiện nay là rất cần thiết để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch Dragon Capital, đề nghị hỗ trợ chi phí kỹ thuật để nghiên cứu sâu hơn về các đề án về trung tâm tài chính quốc tế, thậm chí xây dựng thị trường hàng hóa và các cơ chế mới liên quan đến việc phát triển fintech.
Đánh giá cao những góp ý, hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, TPHCM luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, luôn luôn đứng bên cạnh, kề vai sát cánh và sẵn sàng hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp trong những lúc khó khăn bằng những hành động cụ thể và các chính sách hỗ trợ thiết thực.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK