Doanh nghiệp gỗ tìm "lối đi" giữa lúc Covid-19
![]() | Sụp đổ kỳ vọng xuất khẩu gỗ 12 tỷ USD vì Covid-19 |
![]() | Điều gì đang chờ đợi xuất khẩu gỗ Việt? |
![]() | Gỗ Việt đương đầu 3 thách thức cực lớn |
![]() |
Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang nỗ lực để tồn tại, không bị "xóa sổ" bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Tổng giám đốc Công ty Minh Phát 2 (MIFACO) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp chỉ có 2 sự lựa chọn. Một là cố gắng tìm các giải pháp để tồn tại và chuẩn bị kỹ càng các bước tiếp theo để khi bệnh dịch qua đi có thể tăng tốc trở lại vị trí trước dịch; hai là đóng cửa và phá sản.
“Tất nhiên chẳng doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án thứ hai, thành thử doanh nghiệp nào cũng phải cố gắng tìm mọi cách để tồn tại”, ông Hiệp nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay cách mà không ít đơn vị lựa chọn để vượt khó, tồn tại được là chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, sản xuất các mặt hàng thay thế các mặt hàng trước đó được nhập khẩu tại thị trường nội địa.
Việc đứt gãy các chuỗi cung, bao gồm cả các chuỗi cung nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào Việt Nam phục vụ tiêu dùng nội địa, đã tạo ra khoảng trống về các mặt hàng này tại thị trường nội địa.
Ví dụ điển hình trong câu chuyện “lấp chỗ trống” này là trường hợp của Công ty TNHH Hoàng Phát tại xã Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội).
Hiện nay, Công ty đang nghiên cứu về các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em… trước đó Việt Nam thường nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty chia sẻ: “Công ty đang có hướng chuyển đổi loại hình sản phẩm để sản xuất các sản phẩm này cung ứng cho thị trường nội địa, tạo công việc cho người lao động.”
Bên cạnh đó, một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình tại các làng nghề, với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online. Điển hình như, Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) hiện đã thành lập nhóm trên zalo, viber và facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên đang tham gia vào các nhóm bán hàng này.
Các thành viên trong nhóm thường xuyên chia sẻ các mặt hàng mà hộ mình làm ra, chào giá bán trên nhóm và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu.
Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng.
Theo ông Nguyễn Duy Khiêm, Công ty hiện tại hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online, qua zalo, viber và sản xuất theo đơn đặt hàng theo các kênh đặt hàng trên các nhóm này.
Tổ chức lại năng lực sản xuất
Ngoài thay đổi phương thức bán hàng, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, không ít doanh nghiệp trong ngành gỗ cho hay, doanh nghiệp tranh thủ cơ hội trong giai đoạn giảm quy mô hoạt động để tổ chức lại quy mô và năng lực sản xuất.
Ông Điền Quang Hiệp cho biết, hiện năng suất lao động trong ngành gỗ của Việt Nam còn thấp hơn khoảng 20% so với năng suất lao động của ngành gỗ Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chùng xuống trong giai đoạn này tạo ra khoảng thời gian để doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm ra những gì chưa hiệu quả, từ đó đưa ra phương án cải thiện để nâng cao hiệu qủa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
“Trước khi dịch xảy ra, Công ty hoạt động hết công suất, thậm chí liên tục tăng ca, hầu như không nghỉ… Đây là thời điểm tốt để ngồi nhìn lại cái gì cần cải thiện, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, nâng cao năng suất lao động, sẵn sàng chuẩn bị cho các hoạt động sau dịch”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Hiện nay, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ đang tích cực thực hiện các hoạt động chuẩn bị về nguyên, vật liệu, tổ chức sản xuất, sẵn sàng cho việc quay lại sản xuất kinh doanh ngay sau khi đại dịch Covid-19 chấm dứt.
Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) hiện đang tích cực tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến, nhằm thảo luận với các doanh nghiệp thành viên về những biện pháp giảm tác động của đại dịch và về các hoạt động cần chuẩn bị để có thể quay trở lại sản xuất một cách nhanh nhất khi đại dịch đi qua.
Các sáng kiến này thể hiện nỗ lực và quyết tâm của các doanh nghiệp trong ngành, nhằm lựa chọn phương án “tồn tại và phát triển” chứ không phải phương án “đóng cửa và phá sản”.
Theo báo cáo nội bộ của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) mới đây, dựa trên thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ đi Mỹ và EU cho biết, khoảng 80% người mua từ các thị trường này hiện đã dừng hoặc đang hủy đơn hàng. Với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, khoảng 60-80% người mua hàng yêu cầu giao hàng chậm hoặc hủy đơn hàng. Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dăm nhiều nhất từ Việt Nam, với 60% lượng dăm của Việt Nam hàng năm được xuất khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc đang yêu cầu các doanh nghiệp dăm của Việt Nam giảm giá. |
Tin liên quan

Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa
09:46 | 24/06/2025 Xu hướng

Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại
09:45 | 11/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

5 tháng đầu năm: Gỗ Việt khởi sắc trở lại
21:29 | 06/06/2025 Xu hướng

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025
