Điều gì đang chờ đợi xuất khẩu gỗ Việt?
Năm 2020 xuất khẩu gỗ đạt từ 12,5 tỷ USD | |
Xem xét khởi tố hình sự vụ xuất khẩu 25 container gỗ gian lận thuế lớn | |
Mỹ điều tra xuất xứ, gỗ Việt cuống cuồng lo loạt thị trường khởi xướng |
Năm 2020, ngành lâm sản đặt mục tiêu XK đạt từ 12.5 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cơ hội còn nhiều
Đánh giá về những cơ hội mở ra với ngành gỗ năm 2020, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) nêu rõ: Hiện nay, kim ngạch XK đồ gỗ nội thất của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% trong 150 tỷ USD thương mại đồ gỗ nội thất toàn cầu. Các DN có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần XK.
Bên cạnh đó, theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) có hiệu lực từ 1/6/2019 sẽ ngày càng mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho đồ gỗ Việt Nam khi XK sang EU. Ngoài ra, tại thị trường Mỹ, nhu cầu mặt hàng gỗ từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam có thể sẽ tăng lên để bù đắp vào phần thiếu hụt hàng hóa do thuế tăng cao từ thị trường Trung Quốc…
XK gỗ, lâm sản năm 2019 đạt xấp xỉ 11,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đặt ra (10,5 tỷ USD). Trong khi đó, NK gỗ nguyên liệu trong năm 2019 tăng 9,3% so với năm 2018, thấp hơn so với tăng trưởng XK gỗ, lâm sản (19,2%). Điều này chứng tỏ lượng gỗ nguyên liệu trong nước ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu chế biến XK của các DN. |
Một trong những yếu tố thuận lợi không thể không nhắc tới là Việt Nam đã phê chuẩn và đang triển khai theo lộ trình một loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) như: Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; Việt Nam-EU; Việt Nam- ASEAN; Việt Nam - Nhật Bản; Việt Nam - Chi Lê; Việt Nam - Hàn Quốc; Việt Nam-Trung Quốc; Việt Nam -Thái Lan. Điều này giúp thuế NK nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của Việt Nam. Đây là những cơ hội tốt để các DN gỗ Việt vươn ra thị trường thế giới.
Dù vậy, Tổng cục Lâm nghiệp cũng nhìn nhận, toàn ngành đã và đang phải đối diện không ít thách thức trong năm 2020. Đó là, nguy cơ các DN bị kiện chống bán phá giá, trợ cấp ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, DN tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao, tìm kiếm mặt bằng xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất do phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp khác. Việc xây dựng mối liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến và XK với người trồng rừng để tạo sự chủ động trong nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng còn hạn chế, dẫn đến, gỗ rừng trồng bị khai thác sớm, gỗ nhỏ, chất lượng thấp. Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác là ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, chủ yếu phải NK, chi phí cao nên giá thành sản phẩm thiếu cạnh tranh…
Đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị
Năm 2020, toàn ngành đặt mục tiêu phấn đấu giá trị XK lâm sản đạt 12,5 tỷ USD, tăng 10% so với 2019. Trong đó: Sản phẩm gỗ 8,68 tỷ USD; gỗ 2,99 tỷ USD; lâm sản ngoài gỗ là 0,83 tỷ USD. Về thị trường XK, Mỹ vẫn là trụ cột lớn nhất với 6,1 tỷ USD, tăng 15%; tiếp đến là Nhật Bản 1,52 tỷ USD, tăng 10%; EU 1,13 tỷ USD, tăng 10%; Trung Quốc 1,21 tỷ USD, tăng 5%...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn yêu cầu toàn ngành cần tập trung giải quyết thị trường gắn với việc quản lý sản xuất theo chuỗi, nâng cao chất lượng giống thâm canh để chuyển gỗ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn phục vụ chế biến trong nước cũng như XK. Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, cần quan tâm đến các cơ chế chính sách phát triển lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng, chi trả và hoàn thiện những cơ chế chính sách về hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, không chỉ là cải cách hành chính mà kể cả điều kiện về cơ sở hạ tầng để người dân, DN kinh doanh phát triển...
Về tầm nhìn dài hơi hơn, Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định trong trung hạn, định hướng là mở rộng đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất – thiết kế - thương mại đến thương hiệu. Hiện nay, hầu hết giá trị của ngành chế biến lâm sản Việt Nam vẫn nằm trong lĩnh vực sản xuất. Để đạt mục tiêu XK trong năm 2020 cũng như con số 20 tỷ USD vào năm 2025, ngành không thể tiếp tục chỉ dựa vào giá trị sản xuất. Trong một sản phẩm gỗ, nguyên vật liệu và sản xuất chỉ chiếm 30% giá trị, 70% còn lại là giá trị thiết kế. Sản phẩm có thiết kế đẹp giá bán càng cao. Thị trường thế giới đã qua giai đoạn cạnh tranh về giá, hiện nay cạnh tranh về chất lượng và tất yếu trong tương lai là cạnh tranh về thiết kế trong khuynh hướng cá nhân hóa ngày càng cao. Bởi vậy, thiết kế và thương mại, thương hiệu đóng vai trò sống còn tạo ra sức cạnh tranh cho ngành chế biến gỗ và nội thất của Việt Nam trong tương lai.
Về dài hạn, theo Tổng cục Lâm nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất tập trung là yếu tố quan trọng. Phân bố vùng sản xuất và chế biến của ngành gỗ và nội thất hiện nay tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh truyền thống: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Định. Tại các vùng này nên tập trung khai thác lợi thế cốt lõi sản xuất, hướng đến mô hình các khu sản xuất tập trung nhằm tận dụng tối đa lợi thế nguồn lực của vùng và hỗ trợ từ các ngành liên quan. Bên cạnh đó, cần tận dụng lợi thế của TP HCM, Hà Nội vốn là các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước để tập trung phát triển các giá trị mềm như thiết kế, cầu nối thương mại, hội chợ, đào tạo và chuyển giao công nghệ…
Tin liên quan
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “cán đích” sớm
16:46 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Ngành Hải quan triển khai Chiến dịch về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp
16:00 | 08/07/2024 An ninh XNK
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics