Doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19: Tính chế độ cho người lao động như thế nào?
Nếu người lao động được xác định nhiễm Covid-19 sẽ được điều trị miễn phí. Với những trường hợp người bệnh thuộc diện nghi ngờ nhiễm Covid-19, nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, người bệnh sẽ được thanh toán BHYT theo quy định. Ảnh: ST |
Vậy khi doanh nghiệp phá sản, đình trệ, tạm dừng hoạt động, hoặc lao động khi thực hiện cách ly do dịch thì chế độ được thực hiện như thế nào?
Không thấp hơn mức lương tối thiểu
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2020 có gần 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 9,4 nghìn doanh nghiệp, giảm 31,4%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 2,8 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,1%. Tổng cục Thống kê cho biết, kỳ thống kê tháng 2 rơi vào bão dịch Covid-19, những ngành dự báo bị ảnh hưởng nhiều nhất là hàng không, du lịch, khách sạn...
Trước khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị các cơ quan quản lý có sự hỗ trợ, gỡ khó cho doanh nghiệp, trong đó có việc chi trả lương, Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Luật sư Nguyễn Công Thành cho biết, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, việc thực hiện chi trả lương cho người lao động khi doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 98.
Cụ thể, trong trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương.
Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
“Trong trường hợp, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”, luật sư Nguyễn Công Thành cho biết thêm.
Người bị cách ly vẫn hưởng Bảo hiểm xã hội
Đối với các trường hợp người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly y tế phòng dịch Covid-19, mới đây Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng ý đối với những người bị cách ly y tế để phòng dịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng chế độ ốm đau theo quy định trong thời gian cách ly y tế.
Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người bị cách ly y tế gồm: Trường hợp điều trị nội trú (giấy ra viện); trường hợp điều trị ngoại trú (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Tuy nhiên, đối với người bị cách ly y tế mà không mắc bệnh truyền nhiễm thì không được cấp những giấy tờ này.
Đối với trường hợp cách lý tại cơ sở (ngoài nhà riêng) thì cơ sở thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
Đối với trường hợp cách ly tại nhà, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Y tế đồng ý để Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nơi người lao động cư trú căn cứ danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã phê duyệt có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội cho người lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ ốm đau theo quy định.
Như vậy, nếu người lao động được xác định nhiễm Covid-19 sẽ được điều trị miễn phí. Với những trường hợp người bệnh thuộc diện nghi ngờ nhiễm Covid-19, nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, người bệnh sẽ được thanh toán Bảo hiểm y tế theo quy định. Về việc thanh toán Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tạo thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế được kịp thời khám, chữa bệnh hoặc chuyển tuyến khám, chữa bệnh khi nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có yêu cầu Cục Quan hệ lao động và Tiền lương chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật về lao động và các văn bản có liên quan để hướng dẫn các doanh nghiệp phương án xử lý do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, cần lưu ý các trường hợp người lao động được tiếp tục hưởng lương, các trường hợp ngừng việc, việc giải quyết chế độ ngừng việc, tiền lương ngừng việc cho người lao động, các trường hợp doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh,… Vụ Bảo hiểm xã hội cũng chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế căn cứ các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội để hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các chính sách đảm bảo theo đúng quy định. Theo đó, việc thực hiện chi trả lương cho người lao động trong tình hình dịch Covid-19 được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2012, quy định về tiền lương ngừng việc. |
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK