Đô thị chơi vơi
Theo nghiên cứu của Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), cứ đà này, vào năm 2050 - 30 năm nữa thôi - khi thủy triều lên, phần lớn diện tích của TPHCM sẽ ở dưới nước. Tính chung, cả khu vực Nam bộ với 20 triệu dân sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng này. Ở phía Bắc, các tỉnh ven và gần biển như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh cũng đều có nguy cơ mất một phần lớn diện tích do nước biển dâng. Trong đó, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình có khả năng nằm ở dưới nước hoàn toàn.
Tất nhiên, nỗi lo cũng không phải của riêng Việt Nam. Nhiều trung tâm kinh tế ven biển lớn như Bangkok, Thượng Hải, Mumbai cũng đối diện với nguy cơ tương tự.
Thực ra, năm 2007, tức là cách đây 12 năm, Ngân hàng Thế giới cũng đã đưa ra cảnh báo về kịch bản buồn bã này đối với đô thị đông dân nhất và đang đóng góp tỷ lệ GDP lớn nhất cả nước. Nhưng dự báo mới kể trên còn khắc nghiệt hơn. Trong khi các dự đoán trước đây dựa vào mốc cao độ của các quốc gia để đo mức độ lún thì gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chính các mốc cao độ cũng lún, nên cho kết quả không chính xác. Cách đo mới sử dụng ánh sáng và đo nhiều góc khác nhau để điều chỉnh sai số.
Nói cách khác là không chỉ nước dâng lên, mà đô thị còn tự lún xuống nữa. Nếu như nước dâng chủ yếu là do biến đổi khí hậu, thì nguyên nhân gây lún là mật độ xây dựng ngày càng nhiều. Việc khai thác cát và nước ngầm bừa bãi cũng là “thủ phạm” đẩy nhanh quá trình lún.
Chưa hết. Nguồn phù sa bồi đắp cho ĐBSCL nói chung và các đô thị trong vùng này nói riêng bị các đập thủy điện ở đầu nguồn giữ lại. Dòng nước đói phù sa này tiếp tục khoét vào hai bên bờ sông, gây ra hiện tượng sạt lở đất.
Và như thế, chắc chắn là cần nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể cứu nguy cho các đô thị. Để giải quyết vấn đề “mất đất”, trước hết là kiểm soát khai thác cát, khai thác nước ngầm bằng cách tiết giảm nhu cầu; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đối với vùng ĐBSCL, cần chuyển hướng nền nông nghiệp từ thâm canh, chạy theo số lượng, sang tập trung vào chất lượng và giá trị. Đồng thời, cần tổ chức lại dân cư, triển khai nhanh các công trình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với tình trạng nước dâng, Việt Nam tuy không thể tự mình giải quyết được (nước ta mới chiếm khoảng 0,57% tổng lượng phát thải của thế giới), thế nhưng nếu không sớm nhận thức rõ đây là một vấn đề bức thiết để xây dựng khung chính sách toàn diện hướng đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì 30 năm nữa phỏng có còn xa?!
Tin liên quan
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nam thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ để định hình cuộc chơi đô thị
18:20 | 28/07/2024 Kinh tế
TPHCM cần hơn 837.000 tỷ đồng phát triển hệ thống đường sắt đô thị
14:41 | 15/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics