Để sản phẩm điện, điện tử, viễn thông vào thị trường EU hiệu quả nhất
Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI Chi nhánh TPHCM trao đổi với doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Top sản phẩm xuất khẩu hàng đầu
Tại hội thảo “Xu hướng mua hàng và yêu cầu tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu châu Âu đối với sản phẩm ngành điện, điện tử và viễn thông” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh TPHCM phối hợp với UL Silutions Việt Nam tổ chức ngày 30/5, các diễn giả đã phân tích, chia sẻ nhiều thông tin để doanh nghiệp đưa mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU hiệu quả nhất.
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI Chi nhánh TPHCM, sản phẩm ngành điện, điện tử và viễn thông là những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong Top 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2022, nhóm mặt hàng đầu tiên thuộc về nhóm điện, điện tử và viễn thông. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 58 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 55 tỷ USD…
Làm thế nào để hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng có thế mạnh như điện, điện tử, viễn thông thâm nhập vào thị trường EU hiệu quả nhất đã được các chuyên gia hướng dẫn, trao đổi với các doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, cơ hội đầu tiên của các doanh nghiệp là phải tận dụng các ưu đãi thuế quan giữa Việt Nam và EU theo cam kết. Đối với ngành hàng điện, điện tử, viễn thông có khoảng trên 1.000 dòng hàng được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, chỉ còn lại 50 dòng hàng được áp dụng theo lộ trình. Như vậy, doanh nghiệp tham gia và tận dụng hiệu quả chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trong nội khối EVFTA.
Bên cạnh cơ hội ưu đãi về thuế quan, các chuyên ra cũng chỉ ra những thách thức đối với việc xuất khẩu hàng điện, điện tử vào EU. Trong đó, có 3 thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, gồm: xuất xứ; hàng rào kỹ thuật trong thương mại; thương mại và phát triển bền vững.
Quy tắc xuất xứ được ví như một trong những chìa khóa quan trọng mở cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường EU đầy tiềm năng. Nhưng quy tắc xuất xứ đang là một trong những rào cản lớn nhất của doanh nghiệp trong việc tận dụng các ưu đãi từ các FTA, đặc biệt là các ngành hàng mà Việt Nam không có thế mạnh trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, điển hình là ngành may mặc, thiết bị điện, điện tử, xe đạp…
Gia tăng chuỗi cung ứng
Nhận định về thực trạng ngành sản xuất đồ điện, thiết bị điện điện tử, các chuyên gia VCCI cho biết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…
Việc sản xuất chủ yếu là lắp ráp từ các cụm linh kiện, cụm linh kiện hoàn thiện nhập khẩu từ những nước này. Các linh kiện, chi tiết do Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất linh kiện là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5-10% và các linh kiện này chủ yếu là chi tiết đơn giản, có hàm lượng kỹ thuật thấp với giá trị nhỏ.
Từ thực tế trên, chuyên gia cho rằng nút thắt đối với ngành điện, điện tử là không đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, nên không tận dụng được các ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
Để đón đầu xu hướng mua hàng thông qua nhận diện nhu cầu của nhà nhập khẩu từ châu Âu, bà Trần Quỳnh Hương, Quản lý dự án chuỗi cung ứng Source of Asia cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng mới ở mức độ nhỏ lẻ là gia công bán thành phẩm và gia công kinh kiện. Tuy vẫn còn những thứ thách để tiến sâu vào các thị trường khó tính, nhưng chuỗi cung ứng của Việt Nam trong ngành điện, điện tử và viễn thông đang dần được tối ưu hóa.
Hiện nay, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành điện tử Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với sự hiện diện của các công ty đa quốc gia, như: Samsung, Foxconn, Intel, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất điện tử hàng đầu trong thập kỷ qua về giá trị xuất khẩu.
Lưu ý đến doanh nghiệp về nhu cầu của ngườu mua, ban tổ chức cho rằng, các mua hàng từ châu Âu đến Việt Nam mua hàng họ rất quan đến 3 vấn đề, gồm: chi phí nhân công; chi phí hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng.
Trong đó có 2 tiêu chí của Việt Nam được nhà đầu tư đánh giá cao, đó là chi phí nhân công rẻ; chi phí hoạt động sản xuất phù hợp do thuế suất hợp lý. Với ưu điểm này, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn sẽ đối mặt với những thách thức khi việc sản xuất mới chỉ dừng ở mức độ gia công.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về nhu cầu của các nhà mua hàng châu Âu đối với sản phảm điện, điện tử của Việt Nam, như: nhu cầu về đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; nhu cầu tận dụng các ưu đãi thuế quan, tránh các khoản thuế cao áp cho các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc; các yêu cầu từ người mua cuối trong việc tránh những mặt hàng “made in China”; nhu cầu chuyển dịch nhà máy về khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, dẫn đến nhu cầu về khu vực hóa và nội địa hóa chuỗi cung ứng…
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK