“Dạy thêm, học thêm không phải là cái tội”
Lương thấp khiến giáo viên phải dạy thêm, thậm chí làm thêm để trang trải cuộc sống, không còn thời gian để chuyên tâm nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy. Là một người trăn trở với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ông nghĩ về vấn đề này như thế nào?
Tôi dạy học từ năm 1957, tôi nhớ rằng vào năm 1959 tôi nhận lương hàng tháng là 74 đồng. Tôi gửi về cho bố mẹ già ở quê 20 đồng mỗi tháng, đưa em học cấp ba lên thành phố cùng sống với mình, hai anh em chi tiêu với số lương còn lại cũng đủ. Tôi không phải làm thêm gì hết, thời gian dành cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Như vậy xem ra thời ấy lương cao hơn so với bây giờ.
Bây giờ một sinh viên Đại học sư phạm mới ra trường, nếu may mắn tìm được chỗ dạy thì lương tháng được khoảng 2 hay 3 triệu đồng. Không cần nói ai cũng biết với số lương như vậy không đủ sống cho bản thân mình. Đấy là chưa kể đến việc phải bỏ ra một số tiền lớn mới mong được vào biên chế chính thức và nếu thế thì phải còng lưng để trả cái khoản nợ “đầu vào” ấy, không biết đến bao giờ mới xong.
Trong tình cảnh như vậy, nói chung giáo viên phải làm thêm là lẽ đương nhiên. Nếu có khả năng làm thêm bằng chính nghề của mình thì tốt, đó là dạy thêm, dạy luyện thi, làm gia sư, trông trẻ… Còn nếu không thì đành phải tìm việc làm trái tay. Cố nhiên điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Có ý kiến cho rằng, thầy thuốc mở phòng mạch tư thì được cho là bình thường trong khi nhà giáo mở lớp dạy thêm thì không được. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Thật ra việc dạy thêm, học thêm không có gì xấu, không phải là cái tội. Thời bao cấp, trong trường học vẫn có việc dạy thêm và học thêm dưới hình thức phụ đạo học sinh kém và bồi dưỡng học sinh khá, nhưng không thu tiền học sinh và không trả tiền cho thầy giáo. Bây giờ trong cơ chế thị trường việc đóng tiền để học thêm và trả tiền cho thầy giáo dạy thêm là điều hợp lí, cần được chấp nhận.
Tuy nhiên, việc dạy thêm và học thêm hiện nay do nhiều nguyên nhân đã trở nên một hiện tượng phổ biến và xuất hiện những yếu tố tiêu cực. Đó là việc ép học sinh phải “tự nguyện” học thêm và có những biện pháp làm cho học sinh không học thêm sẽ bị thiệt thòi.
Quan điểm của tôi là chúng ta không chống lại việc dạy thêm, học thêm mà chỉ chống lại những hiện tượng tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm mà thôi. Rõ ràng là nếu những học sinh yếu kém không được sự giúp đỡ tận tình của những thầy giáo giỏi thì họ không đủ khả năng tiếp thu kiến thức và càng ngày càng kém hơn.
Gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thông qua đề án giáo viên người Philippines dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở với mức lương 2.000 USD/tháng. Mặc dù mức lương này do phụ huynh chi trả, nhưng theo ông có cần thiết phải tổ chức một mô hình như vậy không trong khi chất lượng giáo viên Việt Nam được công nhận bởi những trường đại học sư phạm theo chuẩn? Và ông có tin rằng nếu giáo viên Việt Nam được trả lương như vậy sẽ đạt chất lượng giảng dạy tương đương, thậm chí cao hơn?
Tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng nếu được trả lương như vậy thì rất nhiều giáo viên Việt Nam sẽ phấn đấu học để thi (dẫu khó đến mấy) cho đạt tiêu chuẩn cần thiết. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nên đề ra những kì thi tuyển chọn giáo viên như vậy, không chỉ cho giáo viên Philippines mà nên cho cả giáo viên Việt Nam nữa.
Từ năm 2006 lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”. Ở một khía cạnh khác, đầu tư cho giáo dục mỗi năm vào khoảng 20% ngân sách Nhà nước. Đây là con số không nhỏ. Vậy theo ông đâu là cách để tìm ra “trung điểm” của hai vấn đề này?
Chắc chắn các nhà quản lí giáo dục đều biết rằng lương giáo viên không đủ sống và đó là một nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục xuống cấp. Còn tuyên bố “đến năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của minh” thì cũng có thể so sánh với tuyên bố của Tào Tháo với quân sĩ đang khát khô cổ họng của mình rằng “hãy đi tới, phía trước là một rừng… mơ ”. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục là không nhỏ và không thể tăng thêm. Nhưng vẫn có thể tăng lương cho giáo viên để họ đủ sống như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hứa. Thôi thì không làm được điều hứa đó vào năm 2010 thì ta hứa lại vào năm 2015 vậy. Muốn thế phải xem lại cách chi tiêu. Đừng bày ra những dự án vô bổ. Hãy bỏ đi những dự án tốn tiền mà không mang lại hiệu quả gì. Hãy tính toán lại những dự án cần thiết để giảm bớt đầu tư, chẳng hạn dự án 70 ngàn tỉ đồng về chương trình và sách giáo khoa… Hãy hạn chế đi nước ngoài để “cưỡi ngựa xem hoa”. Hãy bỏ bớt họp hành lấy lệ, bớt khoa trương hình thức…
Hãy trồng “một rừng mơ” ngay bây giờ, hy vọng rằng đến năm 2015 cái “rừng mơ” ấy bắt đầu có quả!
Xin cảm ơn ông!
Khảo sát thu nhập của giáo viên qua bảng lương cho thấy: Tính theo năm công tác thì lương giáo viên sau 13 năm từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng, sau 25 năm từ 4,1 - 4,7 triệu đồng/tháng. Giáo viên mới ra trường ở cả 3 cấp học nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Với số lượng giáo viên như hiện nay, chỉ khoảng 50% số giáo viên các cấp có thâm niên dạy học từ 13 năm trở lên và được hưởng mức lương bình quân, 50% còn lại được hưởng dưới mức lương bình quân. Thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương của giáo viên trong khoảng từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng. (Theo đề tài khoa học cấp Nhà nước “Các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm) |
Huyền Trân (thực hiện)
Tin liên quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK