Đầu tư "xanh" để giảm rủi ro cấp tín dụng cho ngành dệt may
![]() | Cải tiến sản xuất – động lực phát triển hậu đại dịch của doanh nghiệp dệt may |
![]() | Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may thấp thỏm lo thiếu lao động |
![]() | “Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững |
Ngày 12/11, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã tổ chức hội thảo: "Đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với ngành dệt may tại Việt Nam".
![]() |
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam TS. Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, ngành dệt may nhiều năm qua là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên có nhiều sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, đây lại là một trong các ngành kinh tế có mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, do quá trình sản xuất cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, đồng thời sử dụng nhiều năng lượng cho việc đun nóng, tạo ra hơi nước dẫn đến tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí phát thải nhà kính.
Mặc dù vậy, tại hội thảo, chuyên gia của WWF nhận định, ngành dệt may đang có xu hướng phát triển theo hướng đầu tư xanh để sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu hoặc tái chế chất thải.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 11/2021, có 67 tổ chức tín dụng triển khai "tín dụng xanh", dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh chiếm khoảng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Nhưng dư nợ đối với ngành dệt may chỉ khoảng 145.000 tỷ đồng (tăng khoảng 5.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020), chiếm gần 1,5% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Trong khi theo tính toán của WWF, đến năm 2030, ngành dệt may cần tăng cường đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng mỗi năm, với giả định nhu cầu vốn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng nhu cầu đầu tư và tỷ lệ vốn vay là 70%, 30% là vốn tự có.
Vì vậy, các chuyên gia tại hội thảo nhận định, mục tiêu xanh hóa sản xuất, nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất là yêu cầu cấp bách, mang tính chiến lược của ngành dệt may nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút được dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Về vấn đề này, đại diện của WWF cho biết, thông qua phân tích chuỗi giá trị của ngành dệt may, có 3 lĩnh vực chính cần đầu tư xanh gồm: Đầu tư vào công nghệ xanh để sản xuất nguyên liệu đầu vào: sợi, vải và phụ liệu; Đầu tư áp dụng công nghệ mới nhất giảm thiểu ô nhiễm chất thải và tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên bao gồm nhưng không giới hạn ở xử lý nước và tiết kiệm năng lượng; Đầu tư thiết kế sản phẩm và xây dựng sự khác biệt hóa thương hiệu theo xu hướng sản phẩm xanh toàn cầu.
Hiện có các mô hình tài chính khác nhau phù hợp với các loại hình kinh doanh trong ngành dệt may. Tài trợ ngắn hạn, bảo lãnh tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P) và đầu tư mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập toàn cầu cần được coi là giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành dệt may để giải quyết tình trạng thiếu vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Dù đánh giá tính cấp thiết trong việc cấp tín dụng xanh cho ngành dệt may, nhưng đại diện của Công ty TNHH Tư vấn Thương mại Sen 26 vẫn nhìn nhận về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cho ngành dệt may, không chỉ vấn đề liên quan đến môi trường mà còn do yếu tố thâm dụng lao động, lợi nhuận và giá trị tích lũy thấp, khả năng trả nợ khi các yếu tố tác động thay đổi...
Do đó, để giảm thiểu rủi ro, vị này cho rằng, việc vay vốn cần có sự bảo lãnh hay bảo đảm của bên thứ ba hoặc kết hợp nhiều sản phẩm tín dụng với nhau. Ngoài ra, các cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng cho vay cần có dịch vụ hỗ trợ kết nối đến các nguồn tài chính, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, kết nối với các chuyên gia và hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống và nâng cao năng lực.
Tin liên quan

Tín dụng xanh Agribank góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia
10:27 | 26/06/2025 Nhịp sống thị trường

Thu giữ hơn 60 tấn nguyên liệu, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản
14:15 | 12/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

(INFOGRAPHICS): 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất mang về 122,5 tỷ USD
19:30 | 09/06/2025 Infographics

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
