Cải tiến sản xuất – động lực phát triển hậu đại dịch của doanh nghiệp dệt may
Doanh nghiệp tăng 20% năng suất, chất lượng qua cải tiến sản xuất | |
Doanh nghiệp nỗ lực cải tiến sản phẩm, thích ứng với thị trường |
Các chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi tại tọa đàm |
Vấn đề được đưa ra thảo luận tại tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp dệt may cải tiến nội lực sản xuất” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 31/12.
Dệt may là một trong những ngành chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhưng với những nỗ lực thích ứng, các doanh nghiệp vẫn vượt qua khó khăn và duy trì được đà tăng trưởng. Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm 2021 ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
Chia sẻ về những giải pháp đã triển khai để vượt qua khó khăn trong giai đoạn vừa qua, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM (Agtex) cho biết, trước hàng loạt những khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội, Việt Thắng Jean đã phải linh hoạt chia sẻ đơn hàng cho các doanh nghiệp tại những địa phương khác để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời thảo luận với khách hàng để giãn cách đơn hàng, nhờ hỗ trợ tìm kiểm thêm các nguồn nguyên vật liệu khác. Doanh nghiệp cũng tăng cường liên kết với người lao động thông qua các chính sách lương thưởng, phúc lợi.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty 28 chia sẻ, việc triển khai 3 tại chỗ cùng với các chính sách lương thưởng tốt để người lao động yên tâm sản xuất đã giúp doanh nghiêp đáp ứng kịp các đơn hàng cần giao gấp. “Tại Tổng công ty 28 có đặc thù là ngoài các đơn hàng xuất khẩu còn có các đơn hàng quốc phòng, phục vụ cho ngành quân đội. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên không thể chậm trễ tiến độ” – ông Thắng cho biết.
Việc chia sẻ đơn hàng cho các doanh nghiệp trong hiệp hội và trong tập đoàn đã giúp Tổng công ty 28 cơ bản đáp ứng được yêu cầu giao hàng và hiện đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2021. Theo đó, doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận chỉ bằng 80% của năm 2020 do các chi phí phát sinh trong thời gian triển khai 3 tại chỗ quá lớn.
Trong khi đó, là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may thời gian qua, TS. Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học và vật liệu – Trường Đại học Công nghiệp TPHCM đánh giá, trong thời gian dịch bệnh bùng phát, các doanh nghiệp đã rất linh hoạt và sẵn sàng cải tiến, sẵn sàng chuyển đổi số để có thể tồn tại. “Họ nhìn thấy hiệu quả từ các tập đoàn lớn như Việt Thắng Jean, Tổng công ty 28 hay Thái Tuấn khi vẫn vận hàng trơn tru trong suốt đại dịch, nên họ đều rất tích cực chuyển đổi số ngay khi dịch bệnh đang pức tạp. Chúng tôi đã đưa cho họ những cải tiến và họ đều triển khai ngay” – bà Phượng cho hay.
Ông Việt cũng nhắc lại câu chuyện cách đây 3 năm khi Việt Thắng Jean được tham gia chương trình hỗ trợ cải tiến sản xuất do Bộ Công Thương triển khai với sự hợp tác cùng Tập đoàn Samsung. Thông qua chương trình, Việt Thắng Jean đã nhìn thấy rất nhiều vấn đề tồn tại trong quy trình quản lý cũng như nắm bắt được cách thức để ứng dụng công nghệ.
“Những hoạt động hỗ trợ như vậy cần được đẩy mạnh triển khai để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Tại Agtex có nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất theo cách truyền thống, nên khi dịch bệnh xảy ra họ rất khó khăn nhưng cũng giúp họ nhìn ra nhiều lỗ hổng. Tuy nhiên, để khắc phục những lỗ hổng đó thì cần có sự hỗ trợ của Nhà nước” – ông Việt nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Việt, ông Thắng nhìn nhận, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh có thể chuyển đổi số rất nhanh, nhưng với những doanh nghiệp nhỏ thì khó khăn hơn. Dịch bệnh đã khiến cho quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhận thấy được xu thế này và rất muốn cải tiến, nhưng lại không có tiềm lực, do đó, họ rất cần được hỗ trợ.
Trong xu thế cải tiến của ngành dệt may thì sản xuất xanh, thân thiện với môi trường và tái sử dụng năng lượng là một xu hướng quan trọng và tất yếu. “Nhiều khách hàng của Tổng công ty 28 đã yêu cầu chúng tôi phải thực hiện các quy trình về sản xuất xanh này” – ông Thắng chia sẻ. Theo đó, trong năm 2021 cũng như chiến lược phát triển 5 năm tới, Tổng công ty 28 đã tập trung ngân sách rất lớn cho hoạt động này, cụ thể là đầu tư các thiết bị thay thế cho nhân công, thiết bị tiết kiệm năng lượng, tuần hoàn nguồn nước để đảm bảo môi trường sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường…
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics