Đầu tư hạ tầng giao thông: Nan giải bài toán gọi vốn, thu phí
Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1037/QĐ-TTg, tổng nhu cầu vốn để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020 dự kiến là 80.000-100.000 tỷ đồng. Trong đó, kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển khoảng 40.000-50.000 tỷ đồng. Quy hoạch bảo đảm mục tiêu thông qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và giao lưu hàng hóa giữa các vùng, miền trong nước bằng đường biển vào năm 2015 khoảng 400-410 triệu tấn/năm; 640-680 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 1.040-1.160 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Vốn xã hội hóa tăng cao
Trong danh mục hàng ngàn dự án đường bộ trên khắp cả nước, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 và 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên) được xem là 2 dự án trọng điểm có quy mô xây dựng, nguồn vốn đầu tư rất lớn, đi qua nhiều địa phương. Hai dự án giao thông huyết mạch quốc gia thực hiện trên chiều dài hơn 1.500km đi qua 22 tỉnh, thành phố, với khoảng 84.000 hộ dân sống ven đường bị ảnh hưởng, trong đó có gần 5.300 hộ dự kiến bố trí vào các khu tái định cư tập trung, di dời hàng ngàn km công trình điện, nước, cáp quang, viễn thông.
Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, đối với dự án Quốc lộ 1, ngoài đoạn Hà Nội - Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành, đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ được chia thành 41 dự án. Trong đó, 17 dự án được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), dài 608 km với tổng mức đầu tư 101.405 tỷ đồng (huy động BOT 43.720 tỷ đồng); 23 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), dài 780 km, với 53.317 tỷ đồng; 1 dự án ODA (vay ADB, JICA), dài 49 km có vốn 4.368 tỷ đồng.
Về Quốc lộ 14, giai đoạn 1 đã hoàn thành 110 km từ Đắc Zôn đến Tân Cảnh (tỉnh Kon Tum); giai đoạn 2 từ Tân Cảnh đến Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có chiều dài 553 km, trong đó có 10 dự án sử dụng vốn TPCP (giai đoạn 2012-2015) dài 133 km với mức đầu tư 4.934 tỷ đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Với 420 km còn lại, Bộ GTVT chia thành 11 dự án: 6 dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 có tổng chiều dài 212 km với 10.000 tỷ đồng; 5 dự án đang đầu tư bằng hình thức BOT, dài 207 km với 5.890 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, việc triển khai thi công nâng cấp 2 Quốc lộ đã đáp ứng tiến độ, đảm bảo hầu hết dự án hoàn thành trong năm 2015. Đặc biệt, việc chủ động nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó vốn BOT tham gia tới 43% (khoảng 50.000 tỷ đồng/117.295 tỷ đồng) là kết quả huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cao nhất từ trước đến nay, có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tính hiệu quả của các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư công.
Đối với hệ thống cảng biển Bộ GTVT cho biết cùng với việc rà soát các quy hoạch làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư từng bước phát triển hạ tầng cảng biển, thời gian qua Bộ đã tích cực triển khai đầu tư hiện đại các cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Cái Mép - Thị Vải hoàn thành năm 2013; cảng Lạch Huyện dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2017. Tiếp tục triển khai dự án luồng cho tàu có trọng tải lớn vào cảng Cần Thơ (luồng sông Hậu) để bảo đảm khai thác đồng bộ luồng và cảng, bến, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Với cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam dừng đầu tư 2 bến khởi động, giao Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện rà soát, cập nhật quy hoạch chi tiết cảng, xây dựng đề án kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với cảng biển này.
Bài toán gọi vốn, thu phí
Tính chung cả nước, hiện nay Bộ GTVT đang quản lý 63 dự án BOT và BT (xây dựng – chuyển giao) với tổng mức đầu tư khoảng 152.000 tỷ đồng. Trong đó, 43 dự án BOT đang triển khai, nguồn vốn đã huy động từ các ngân hàng trong năm 2014 trên 74.000 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2015, ngành GTVT sẽ huy động từ các ngân hàng khoảng 63.000 tỷ đồng.
Bên cạnh những ưu điểm của việc sử dụng vốn tư nhân đầu tư hạ tầng giao thông thì vẫn còn nhiều ý kiến e ngại mặt trái của nguồn vốn này. Chẳng hạn, các dự án BOT giao thông phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại với lãi suất khá cao. Trung bình vòng đời dự án BOT khoảng 20 năm, trong khi việc sử dụng vốn vay thương mại dễ phát sinh rủi ro cho cả ngân hàng lẫn chủ đầu tư. Năng lực tài chính của nhiều nhà đầu tư, nhà thầu còn yếu, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia các dự án theo đúng cam kết, dẫn đến phải dừng thực hiện dự án. Dự án kéo dài, chậm tiến độ khiến vốn bị đội lên, ảnh hưởng đến hiệu quả công trình, khả năng trả nợ ngân hàng cũng như rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn bổ sung để tiếp tục thực hiện dự án. Một vấn đề khiến nhiều chuyên gia và người dân lo ngại là phí cầu đường đang bủa vây ở các trạm thu phí BOT vì theo Thông tư 90/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính, cứ 70 km được lập một trạm thu phí BOT. Với 1.000 km đầu tư bằng BOT, toàn tuyến Quốc lộ 1 khi hoàn thành sẽ có khoảng 24 trạm, các trạm này sẽ tồn tại 25 năm để thu phí hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Danh Huy - Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án hợp tác công - tư (Bộ GTVT) cho rằng điểm bất cập khiến việc hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông khó khăn là do hành lang pháp lý của Việt Nam chưa theo kịp thông lệ quốc tế. Nhiều đơn vị, cơ quan quản lý Nhà nước chưa phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư, địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Chính sách phí chưa hoàn thiện, chưa có mức phí đường cao tốc, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không cũng như chưa có cơ chế hỗ trợ phần thiếu hụt tài chính dự án.
Tin liên quan
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
13:49 | 31/10/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Lực cản nào hạn chế thị phần hàng Việt tại Anh?
22:32 | 30/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Lan tỏa xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh
19:49 | 30/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK