Đáp ứng tiêu chuẩn mở ra cơ hội
Để xuất khẩu vào thị trường hơn 1 tỷ dân như Ấn Độ thì sản phẩm của các doanh nghiệp phải đáp ứng không ít tiêu chuẩn. Không chỉ những tiêu chuẩn theo chuẩn quốc tế chung mà còn có nhiều tiêu chuẩn riêng, đơn cử như bắt buộc phải có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ (chứng nhận BIS) để sản phẩm được phân phối, tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Thông thường, giấy chứng nhận BIS được cấp lần đầu trong vòng 1-2 năm và sau đó có thể xem xét cho gia hạn với thời gian 5 năm.
Hay với thị trường châu Phi, nhiều quốc gia còn có chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng thành phẩm, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu để phát triển sản xuất trong nước. Vì thế, để tận dụng được những thị trường này thì doanh nghiệp phải đầu tư, sản xuất tại nước sở tại để tận dụng cơ hội. Còn với việc thâm nhập vào thị trường Halal trong khối ASEAN, dù Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng vẫn chưa thể vào sâu hơn, bởi mỗi năm, ở trong nước chỉ có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với một số sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm nhưng sản lượng chưa nhiều.
Theo các chuyên gia, với bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn thì vấn đề bảo hộ thương mại sẽ càng được thực hiện chặt chẽ để các thị trường này bảo vệ sản phẩm và doanh nghiệp nội địa. Do đó, những điều kiện từ tiêu chuẩn chất lượng, việc đáp ứng các điều kiện về xuất xứ, bảo vệ môi trường, lao động… càng được đưa ra nhiều hơn. Thậm chí, có thị trường còn gây khó dễ cho doanh nghiệp ngoại trong việc cung cấp chứng chỉ, chứng nhận tiêu chuẩn.
Vì thế, các doanh nghiệp dù ở quy mô nào khi mở rộng thị trường cũng phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ tiềm năng, dư địa cho đến những rủi ro hoạt động. Khi nào doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, hiểu đối tác, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thì mới nên tiến hành giao thương và theo thời gian sẽ dần thâm nhập sâu hơn. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần có những hỗ trợ để doanh nghiệp hiểu thị trường và làm việc với các đối tác khi có rủi ro xảy ra.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK