Chậm ban hành văn bản
Khắc phục tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luậ |
Một số địa phương chưa ban hành được một văn bản nào để quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Đất đai. Còn các địa phương đã ban hành chủ yếu là các liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, điều kiện tách thửa hợp thửa… Về Luật Nhà ở, mới có 13/63 địa phương ban hành các văn bản quy định chi tiết.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai 3 Luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản diễn ra mới đây. Điều đáng nói, vì tính cấp thiết của thực tế, 3 Luật này đã được Quốc hội cho phép có hiệu lức sớm trước 5 tháng, từ ngày 1/8/2024. Cần có hiệu lực sớm là bởi, các Luật này có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến việc triển khai các nhiệm vụ, dự án cụ thể phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, có hiệu lực sớm, có nghĩa sớm tháo gỡ khó khăn, sớm mở ra các chính sách mới để tạo nguồn lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc các địa phương chưa ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn khiến nhiều quy định mới của các Luật chưa thể thực thi.
Nhìn thẳng thực tế, các địa phương chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết để triển khai 3 Luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản khiến những vướng mắc của thực tế chậm được tháo gỡ, thị trường chậm chuyển biến và người dân, doanh nghiệp giảm đi cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh tế của mình.
Tại Công điện ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ phê bình các địa phương chậm ban hành các văn bản trên, đồng thời yêu cầu các địa phương này phải đánh giá nguyên nhân cũng như hệ quả tác động đến nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra chậm trễ.
Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, các địa phương nợ văn bản cần phải cấp tốc, quyết liệt để có thể ban hành sớm nhất, không chỉ cho đủ mà quan trọng những văn bản đó phải chất lượng, phù hợp thực tế địa phương để các chính sách mới có thể thẩm thấu ngay vào thực tiễn đời sống.
Tin liên quan
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics