Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
Quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh: Ai quản lý? Siết quảng cáo trực tuyến |
Ảnh minh họa:ST |
Một khoảng mập mờ lớn trong hoạt động quảng cáo hay cách diễn đạt lắt léo về từ ngữ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm, trong khi sản phẩm chỉ là hỗ trợ chữa bệnh nhưng hình ảnh và tình huống khiến người xem lại hiểu sản phẩm đó là thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, trong các sản phẩm quảng cáo (video, hình ảnh, banner..) những khuyến cáo, chú giải lại được viết, đọc quá nhỏ khiến người xem không thể nghe, nhìn được những thông tin rất quan trọng này. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt thiếu rõ ràng, tình trạng quảng cáo “thổi phồng” về chất lượng, công dụng cũng diễn ra phổ biến. Nhiều sản phẩm được quảng cáo như sản phẩm toàn năng, có thể chữa trị, bồi bổ với mọi loại bệnh, mọi thể trạng người dùng, tác dụng một nhưng được quảng cáo lên mười. Đó là chưa kể có những quảng cáo, giới thiệu sản phẩm có nội dung sai hoàn toàn (như một số quảng cáo về thuốc chữa bệnh ung thư...).
Tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 24/9/2024, bàn về Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi), nhiều ý kiến đánh giá việc quảng cáo không đúng sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng đang diễn ra khá phổ biến.
Nhìn thẳng thực tế, quảng cáo “thổi phồng” công dụng của sản phẩm gây nhiều hệ lụy đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng tin, mua sản phẩm không những tốn tiền mà không mang lại lợi ích, thậm chí khiến tình trạng bệnh tật thêm trầm trọng. Không những thế, quảng cáo không đúng sự thật cũng gây tác hại đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đến các nhà khoa học đang miệt mài nghiên cứu những sản phẩm khoa học thực thụ...
Từ những hệ lụy trên, Luật Quảng cáo (sửa đổi) cần quy định chặt chẽ hơn trong các hoạt động quảng cáo. Cần những quy định cụ thể để vạch rõ ranh giới trong những “mập mờ” về từ ngữ, công dụng của sản phẩm. Luật cần chỉ rõ trách nhiệm của doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, của mỗi cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan chuyển tải sản phẩm quảng cáo... để tránh sự chồng chéo, đổ trách nhiệm cho nhau.
Tin liên quan
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics