Công ước khung của LHQ về hợp tác thuế quốc tế: nhiều lợi thế cho Việt Nam

Những nội dung chính của FTC
Mặc dù FTC sẽ được đàm phán vào năm 2025, nhưng từ các tuyên bố của các quốc gia thành viên và điều khoản tham chiếu, có thể đưa ra những vấn đề sẽ được đề cập, đó là: sự công bằng; thuế của nền kinh tế kỹ thuật số; năng lực quản lý thuế; huy động nguồn lực quốc gia; nhận diện hành vi trốn thuế và tránh thuế, dòng tài chính bất hợp pháp và trao đổi thông tin quốc tế... Trong đó, công bằng là vấn đề được nhiều quốc gia đang phát triển quan tâm, bởi theo phản ánh, các nước này đang nhận phần lớn doanh thu thuế không công bằng từ các nguồn thu được phân bổ từ lĩnh vực tài chính, sở hữu trí tuệ và phần mềm, quản lý, công nghệ và lao động có tay nghề cao. Nguyên nhân là do những nguồn thu này hiện diện ở các nước phát triển nhiều hơn so với các nước đang phát triển. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các tập đoàn đa quốc gia và các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Google và Facebook.
Cùng với đó, việc đánh thuế các hoạt động kinh doanh kỹ thuật số cũng là động lực chính cho việc thành lập FTC. Nhiều quốc gia đang phát triển cho rằng, các nước phát triển đang được hưởng lợi thế từ việc đánh thuế các dịch vụ trực tuyến và từ xa. Công ước Mẫu về thuế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) không quy định việc đánh thuế tại nguồn đối với các dịch vụ không có bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào với quốc gia nơi thu nhập được trả. Do đó, vào năm 2020, Ủy ban chuyên gia về thuế quốc tế của LHQ đã quyết định bổ sung Điều 12B vào Công ước Mẫu về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) của LHQ, cho phép đánh thuế tại nguồn đối với “các dịch vụ kỹ thuật số tự động”. Mặc dù vậy, cũng phải mất nhiều thập kỷ đàm phán lại hiệp ước song phương thì quy định đó mới được thực thi.
Đối với mục tiêu huy động nguồn lực quốc gia, chống các hành vi trốn thuế và tránh thuế một cách tinh vi, dòng tài chính bất hợp pháp thông qua trao đổi thông tin, các quốc gia đang phát triển nhấn mạnh, điều quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững là các quốc gia có thể huy động tối đa nguồn thuế sở hữu, vốn đang bị cản trở bởi một số vấn đề như trao đổi thông tin tự động giữa các quốc gia về vấn đề thuế và trốn thuế. Mặc dù các DTA có thể tiếp cận song phương đối với vấn đề này, nhưng việc áp dụng DTA hiếm khi được thực hiện một cách tự động. Đáng chú ý, mặc dù OECD đã đóng vai trò quan trọng trong diễn đàn toàn cầu về minh bạch và trao đổi thông tin vì mục đích thuế, tập trung vào việc chống trốn thuế, song báo cáo của Tổng Thư ký LHQ nêu rõ rằng, việc thực hiện “các tiêu chuẩn báo cáo chung” là khó khăn đối với nhiều quốc gia đang phát triển.
Một chủ đề nữa thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thảo luận dẫn đến Nghị quyết A/RES/78/230 là vấn đề mà các quốc gia đang phát triển gặp phải trong việc nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan thuế, đặc biệt trong bối cảnh môi trường công nghệ ngày càng phức tạp. Trên thực tế, các nước đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu và phần mềm tính chuyển giá, việc triển khai tiêu chuẩn báo cáo chung. Ngay cả các hướng dẫn tại Trụ cột 1 và Trụ cột 2 của hướng dẫn về chuyển giá (TPG) hoặc bình luận của OECD về DTA cũng không hề dễ hiểu.
Cơ hội cho Việt Nam
Ủy ban Thuế LHQ dự kiến sẽ dành phần lớn thời gian của năm 2025 để đàm phán và soạn thảo các khía cạnh khác nhau của FTC, dự kiến sẽ hoàn thành văn bản cuối cùng vào năm 2027. Theo đó, Việt Nam có thể hưởng lợi từ các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, là một quốc gia nhập khẩu ròng các dịch vụ số và dịch vụ xuyên biên giới khác, FTC có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội tham gia vào việc xử lý toàn cầu loại thu nhập này thành một hệ thống với nhiều cơ hội hơn để đánh thuế tại nguồn.
Thứ hai, nguồn thông tin tự động và hiệu quả có được từ hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, hệ thống hải quan và thông tin doanh nghiệp ở nước ngoài sẽ giúp Việt Nam dễ dàng phát hiện các hành vi trốn thuế và dòng tài chính bất hợp pháp.
Thứ ba, việc tăng cường trao đổi thông tin sẽ giúp Việt Nam đánh thuế thu nhập từ đầu tư vốn gián tiếp ra nước ngoài đối với cổ phiếu (bán cổ phần của các công ty ở Việt Nam thông qua việc bán công ty mẹ ở nước ngoài). Đây là vấn đề mà những quốc gia đang phát triển không dễ phát hiện, vì các quốc gia này không có thông tin về chủ thể sở hữu các công ty mẹ ở nước ngoài.
Thứ tư, FTC sẽ cho phép Việt Nam có tiếng nói bình đẳng và tham gia đầy đủ vào việc xây dựng hệ thống thuế quốc tế.
Thứ năm, khi Việt Nam nhanh chóng tiến tới vị thế quốc gia đang phát triển, thì khả năng bắt kịp và theo kịp các công nghệ, dữ liệu mới cũng như các khuôn khổ pháp lý quốc tế mới phức tạp (như hướng dẫn tại Trụ cột 1 và Trụ cột 2 của TPG) là rất quan trọng. Theo đó, FTC có thể tạo điều kiện cho việc cấp vốn, tổ chức và giám sát các bước này.
Thông tin tác giả:
Edwin Vanderbruggen - là một chuyên gia về thuế quốc tế và là học giả, giảng viên tại Trung tâm Thuế Quốc tế ở Leyden (Hà Lan), IPO của Đại học UFSIA (Bỉ), Đại học Handelshogeschool (Bỉ), Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Đại học Assumption (Thái Lan) và CFVG (Việt Nam).
Edwin Vanderbruggen
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp
08:48 | 28/10/2024 Diễn đàn
Tin mới

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia