Nâng mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết và đúng thời điểm
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng |
![]() |
Ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn Thuế Trọng Tín. |
Ông đánh giá như thế nào về tính kịp thời về đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trong bối cảnh hiện nay?
Tôi đồng tình với đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính, bởi trong bối cảnh hiện nay, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 và tác động của suy giảm kinh tế. Việc tăng mức giảm trừ sẽ giúp giảm áp lực tài chính cho người nộp thuế, nhất là người làm công ăn lương - nhóm đối tượng hiện nay đang chịu tác động rõ rệt nhất từ chi phí sinh hoạt tăng cao.
Phải nói rằng, người nộp thuế TNCN, đặc biệt là người làm công ăn lương – đã phải chịu “thiệt thòi” quá lâu. Mức giảm trừ gia cảnh hiện hành không còn phù hợp nữa. Vì vậy, đề xuất tăng và tăng ở mức 15,5 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và khoảng 6,2 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc là cần thiết và hợp lý.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê (nay là Cục Thống kê – pv) công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2020 đến 2024 tăng lần lượt qua các năm và nếu tính thêm CPI năm 2025 theo kế hoạch của Quốc hội (dự kiến tăng 4,5–5%), thì tổng mức biến động CPI giai đoạn 2020–2025 sẽ đạt khoảng 21,24%. Như vậy, đã vượt ngưỡng 20% – vốn là điều kiện theo quy định hiện hành để xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Với cơ sở pháp lý và thực tiễn như vậy, tôi cho rằng, Bộ Tài chính hoàn toàn có đủ căn cứ để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, nhằm bảo đảm chính sách thuế sát thực tế và hài hòa với đời sống người dân.
Theo ông, mức điều chỉnh này đã thực sự phản ánh đúng chi phí sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống bản thân và gia đình của mỗi người? Có cần tính đến phương án linh hoạt hơn trong tương lai không?
Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh không thể áp dụng riêng cho một nhóm đối tượng, mà phải áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Đặc biệt, cần hiểu rằng đây là chi phí cơ bản của người nộp thuế, tức là những khoản chi cần thiết được Nhà nước tính toán để đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, chứ không phải là chi phí tối thiểu.
Về nguyên tắc, đã có thu nhập thì phải nộp thuế. Mọi công dân đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật đã được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, người có thu nhập cao thì đóng thuế cao, người có thu nhập thấp thì đóng ít hơn – đó là nguyên tắc điều tiết công bằng. Không thể có quan điểm cho rằng vì thu nhập thấp nên được miễn nghĩa vụ thuế. Điều đó không phù hợp với nguyên tắc xây dựng một quốc gia công bằng và có trách nhiệm.
Vì vậy, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần đảm bảo sát thực tế hơn, phản ánh đúng mức sống cơ bản của người làm công ăn lương, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Đồng thời tạo thuận lợi cho khu vực nông thôn.
Tất nhiên, cũng không nên cào bằng, hay áp dụng máy móc, mà phải có căn cứ khoa học, có tính toán kỹ lưỡng.
Mặt khác, về nguyên tắc, chính sách giảm trừ gia cảnh cần được điều chỉnh linh hoạt theo biến động của chỉ số CPI và có tham chiếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. Hiện nay quy định là chỉ điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng 20% trở lên so với thời điểm trước. Tôi cho rằng quy định như vậy đã không còn phù hợp với thực tế biến động kinh tế – xã hội.
Chính phủ nên được trao quyền chủ động điều chỉnh khi CPI biến động từ 5% – 10% là hợp lý hơn. Nếu chờ đến ngưỡng 20% và lại phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì quá trình điều chỉnh sẽ rất chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân. Khi đó, chính sách sẽ không phát huy được tính linh hoạt.
![]() |
Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần đảm bảo sát thực tế, phản ánh đúng mức sống cơ bản của người làm công ăn lương. Ảnh: TNga. |
Dự thảo có đề xuất áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, trong bối cảnh hiện nay khi đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, cơ quan soạn thảo có thể xem xét điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ năm 2025.
Việc sớm áp dụng sẽ góp phần hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế, nhất là người làm công ăn lương. Đây cũng là cách thể hiện sự đồng hành của chính sách thuế với người dân trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Với tư cách là một chuyên gia kinh tế, ông có lo ngại gì về tác động tới nguồn thu ngân sách khi nâng mức giảm trừ gia cảnh? Đâu là giải pháp hài hòa giữa hỗ trợ người nộp thuế và đảm bảo cân đối ngân sách?
Tăng mức giảm trừ gia cảnh sẽ khiến số người phải nộp thuế TNCN giảm đi, đồng nghĩa với việc nguồn thu từ sắc thuế này có thể giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tôi không quá lo ngại về điều này, bởi chúng ta vẫn còn dư địa rất lớn để bù đắp nguồn thu cho ngân sách thông qua việc mở rộng cơ sở thuế.
Chẳng hạn, có thể tăng cường thu từ bất động sản, thương mại điện tử, hoạt động chuyển giá và chống thất thu thuế. Ngoài ra, nhiều sắc thuế khác cũng đang được cơ cấu lại, ví dụ như thuế GTGT với một số hàng hóa, dịch vụ đã được điều chỉnh tăng từ 5% lên 10%.
Với các nguồn thu này, chúng ta hoàn toàn có thể bù đắp cho phần hụt thu từ thuế TNCN trong ngắn hạn. Quan trọng hơn, việc nuôi dưỡng nguồn thu không nằm ở việc tận thu, mà là tạo điều kiện cho người dân có khả năng đóng góp một cách bền vững. Chính sách thuế phải hướng đến sự công bằng và đồng thuận xã hội.
Mặt khác, khi tăng giảm trừ gia cảnh thì thuế TNCN giảm sẽ làm tăng thu nhập của người dân. Khi người dân bớt áp lực tài chính sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều hơn, đầu tư trở lại vào khu vực tư nhân, từ đó góp phần kích cầu, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Về dài hạn, đây cũng là cách để nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Vì thế, tôi cho rằng việc nâng mức giảm trừ gia cảnh lúc này là hoàn toàn phù hợp – đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan

Bài 2: Thêm nhiều khoản miễn thuế, mở rộng diện thu nhập chịu thuế TNCN
10:43 | 22/07/2025 Đối thoại

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ thuế điện tử, ngành thuế đã đạt một số kết quả khả quan
13:00 | 22/07/2025 Thuế

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng
17:15 | 21/07/2025 Thuế

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số
08:00 | 21/07/2025 Diễn đàn

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai sắp xếp bộ máy ngành Thuế
08:00 | 21/07/2025 Diễn đàn

Bài 1: Đổi mới sắp xếp bộ máy ngành Thuế: Những chuyển đổi chiến lược và kết quả đạt được
10:04 | 18/07/2025 Diễn đàn

Đổi mới toàn diện phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
08:05 | 17/07/2025 Diễn đàn

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế
16:00 | 15/07/2025 Diễn đàn

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể
09:37 | 15/07/2025 Diễn đàn

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp
16:12 | 02/07/2025 Diễn đàn

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá
15:40 | 24/06/2025 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh
13:56 | 20/06/2025 Diễn đàn
Tin mới

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ thuế điện tử, ngành thuế đã đạt một số kết quả khả quan

Ngăn hành vi đầu cơ, găm hàng trong và sau mùa mưa bão

Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 13 sản phẩm mỹ phẩm mang nhãn hiệu Image Skincare

Quản trị rủi ro giữ vai trò then chốt tại các công ty chứng khoán

Làm rõ nghĩa vụ thuế nhà thầu đối với khoản chi trả bản quyền phần mềm

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics