Chứng khoán hoá các khoản nợ để phát triển thị trường mua bán nợ tập trung
Phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thùy Linh (ảnh), Trưởng khoa Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP.HCM để làm rõ hơn về vấn đề này.
Bà đánh giá như thế nào về thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện nay?
Thời gian qua việc phát triển thị trường mua bán nợ của Việt Nam chưa được như kỳ vọng của nhà đầu tư. Theo đó trên thị trường chủ yếu chỉ thực hiện mua bán nợ xấu, còn với những khoản nợ chất lượng cao thì đa số là các TCTD trao đổi trực tiếp với nhau chứ không hình thành thị trường tập trung. Đối với nợ xấu trao đổi trên thị trường mua bán nợ, hiện nay chỉ có 3 chủ thể chính tham gia mua nợ là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính, Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) và các công ty quản lý nợ và mua bán tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, việc phát triển thị trường mua bán nợ của Việt Nam còn rất nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý, quá trình thực hiện và các chủ thể tham gia cũng như các hàng hóa giao dịch trên thị trường. Việc chứng khoán hóa các khoản nợ là điều kiện để phát triển thị trường mua bán nợ tập trung và tạo ra thanh khoản cao cho thị trường này, thu hút nhà đầu tư với tiềm lực tài chính mạnh tham gia vào thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho thị trường có thể giải quyết được vấn đề phụ thuộc vào vốn huy động của ngân hàng thương mại, giảm áp lực cạnh tranh trong những giai đoạn thanh khoản căng thẳng và cũng tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả thông qua việc tăng khả năng chủ động tái cấu trúc tài sản trong những giai đoạn nhất định nhằm điều chỉnh chiến lược kinh doanh trên cơ sở diễn biến của lãi suất, tỷ giá và giá cả thị trường.
Xin bà giải thích rõ hơn về việc chứng khoán hóa các khoản nợ?
Chứng khoán hóa các khoản nợ được hiểu là một quá trình tái cấu trúc về tài chính mà theo đó, các khoản nợ vay của khách hàng (như các khoản vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay thương mại …) sẽ được tập hợp bởi một tổ chức đặc biệt (như ngân hàng đầu tư) và bán ra thị trường cho các nhà đầu tư dưới dạng các chứng khoán. Thu nhập của nhà đầu tư đối với những chứng khoán này chính là dòng tiền thanh toán của các khoản nợ vay. Tài sản đảm bảo của những chứng khoán này chính là tài sản đảm bảo của các khoản nợ vay đã được tập hợp, bao gồm bất động sản, các khoản phải thu trong hợp đồng kinh tế và những tài sản khác. Như vậy, quá trình này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có thể mua các chứng khoán và tham gia vào quá trình tài trợ.
Theo các nghiên cứu trong lĩnh vực này, chứng khoán hóa đem lại nhiều lợi ích cho chủ thể tham gia. Một trong những lợi ích đó chính là giảm rủi ro tín dụng cho chủ thể phát hành nhờ việc phân bổ và chuyển giao tài sản (các khoản cho vay, nợ của khách hàng) sang các nhà đầu tư khác với mức giá hợp lý. Việc chủ động bán các khoản nợ cho các công ty thực hiện chứng khoán hóa giúp ngân hàng thương mại giảm thiểu được những nguy cơ từ rủi ro lãi suất, cũng như giảm áp lực về việc tăng vốn tự có để đáp ứng nhu cầu vốn tối thiểu khi rủi ro của danh mục tài sản tăng lên ngoài mong đợi. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cũng có khả năng tiếp nhận nguồn vốn với chi phí thấp hơn so với mức độ rủi ro nội tại của chính các ngân hàng.
Ngoài ra, chứng khoán hóa giúp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức. Chứng khoán hóa sẽ giúp đem lại các cơ hội đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư thông qua các công cụ có chất lượng, từ đó giúp làm gia tăng tính thanh khoản cho thị trường. Dòng tiền từ chứng khoán hóa sẽ giúp cải thiện tính thanh khoản cũng như góp phần tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động cho vay tiếp theo, gia tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh những lợi ích như trên thì chứng khoán hóa có tiềm ẩn rủi ro gì không, thưa bà?
Qua thực tế thực hiện chứng khoán hóa tại nhiều nước như Mỹ hay châu Âu cho thấy, việc chứng khoán hóa có thể gây ra những rủi ro cho ngân hàng. Do khi ngân hàng dễ dàng trong việc bán những khoản nợ của mình ra thị trường thì họ sẽ dễ dãi trong việc cho vay, nới lỏng những điều kiện cho vay đối với khách hàng. Bởi khi thực hiện chứng khoán hóa thì trách nhiệm thu nợ có thể sẽ được chuyển cho nhà đầu tư khác. Khi đó khâu xét duyệt, thẩm định cho vay của ngân hàng có thể dẫn đến những khoản cho vay kém chất lượng, cho vay dưới chuẩn. Ngoài ra, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng là điều kiện có thể dẫn đến rủi ro đổ vỡ hàng loạt. Những bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 vẫn còn nguyên giá trị trong trường hợp này. Do đó, để thực hiện chứng khoán hóa thì việc đánh giá và kiểm soát chất lượng của khoản vay là yêu cầu quan trọng nhất. Ngoài ra, việc phân loại, xếp hạng khoản vay và công khai, minh bạch thông tin đến các nhà đầu tư là yếu tố quyết định cho sự thành công. Nhà đầu tư cần có đầy đủ thông tin về chất lượng cũng như rủi ro của loại chứng khoán mà họ sẽ mua trên thi trường. Bên cạnh hành lang pháp ý và các cơ chế hỗ trợ đồng bộ, nếu không thực hiện được những yêu cầu về kiểm soát và đánh giá chất lượng khoản vay này thì không thể nào đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng khi cho phép chứng khoán hóa.
Anhe: ST. |
Với điều kiện của Việt Nam hiện nay liệu có đảm bảo kiểm soát được những rủi ro như trên không, thưa bà?
Hiện nay việc chứng khoán hóa các khoản nợ tại Việt Nam còn rất nhiều vướng mắc do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý hỗ trợ cho quá trình này, đặc biệt là những khoản nợ liên quan đến tài sản đảm bảo là bất động sản. Ngoài ra, những chủ thể được phép tham gia, quyền của các chủ thể được phép tham gia cũng như các văn bản pháp lý để hình thành nên thị trường, đánh giá chất lượng của các khoản nợ, định giá khoản nợ, cơ chế xử lý chênh lệch giá mua-bán, chính sách thuế liên quan,… cũng là những vấn đề đang còn bỏ ngỏ.
Khi thực hiện chứng khoán hóa, cần có quy định rõ ràng về việc những tài sản nào hoặc những khoản vay nào mới được chứng khoán hóa. Hiện nay theo quan điểm của tôi thì Việt Nam vẫn cần có lộ trình và phải đi từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện thì mới đến được bước tiếp theo trong việc triển khai chứng khoán hóa. Còn nếu các ngân hàng chưa có sự sẵn sàng, chưa đánh giá được rủi ro cũng như thông tin chưa công khai minh bạch trên thị trường thì không thể nào thực hiện chứng khoán hóa được.
Hiện nay các ngân hàng đang trong lộ trình triển khai Basel II. Nếu như thực hiện được thành công Basel II mỗi khoản mục tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản nợ của khách hàng) cũng được xếp hạng và đánh giá mức độ rủi ro tương ứng. Theo đó, đây sẽ là cơ sở ban đầu để có thể tiến tới từng bước xây dựng và triển khai hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ tại Việt Nam.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK