"Can thiệp kinh doanh bằng giấy phép con, chúng ta sẽ đuổi doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam"
3 chỉ số tụt hạng
Về kết qủa thực hiện Nghị quyết 19 của các năm từ 2014 đến 2017, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, Nghị quyết 19 được ban hành từ năm 2014. Sau 4 năm triển khai thực hiện, đa phần các chỉ số có sự cải thiện về điểm DTF (điểm tuyệt đối) và thứ hạng.
Trong đó, 3 chỉ số gồm Tiếp cận điện năng, Bảo vệ nhà đầu tư, và Nộp thuế có mức độ cải thiện tốt nhất. Đáng lưu ý, ông Cung cho biết, 3 chỉ số gồm Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản; Giải quyết tranh chấp HĐ; và Giải quyết phá sản DN không có cải thiện, giảm điểm và tụt hạng.
“Giải quyết tranh chấp HĐ và Giải quyết phá sản DN là hai chỉ số quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể không có việc phải giải quyết tranh chấp các hợp đồng thương mại một cách hiệu quả, hợp lý, đáng tin cậy. Bên cạnh đó, phá sản DN là sự trừng phạt của thị trường, từ đó nguồn lực sẽ được tập trung vào nơi tốt hơn. Hai chỉ số không được cải thiện là điều đang tiếc”, ông Cung nói.
Về những điểm mới của Nghị quyết 19-2018, trong đầu năm 2018, việc cải thiện môi trường kinh doanh đã có những kết quả nhất định. Cụ thể, ngay trong quý 1/2018, có 738 điều kiện kinh doanh được cắt bỏ và đơn giản hóa.
Trong đó, vào đầu tháng 3/2018, Bộ Thông tin – Truyền thông tại Nghị định 27/2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có 11 ĐKKD được đơn giản hóa.
“Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, Bộ này bỏ 11 ĐKKD nhưng lại bổ sung thêm 115 ĐKKD khác”, ông Cung nói..
Chuyên gia này cảnh báo: “Chúng ta nói nhiều đến cách mạng công nghiệp 4.0, đến kinh tế số nhưng nhận thức về quản lý kinh tế vẫn hạn chế. Nếu không thay đổi tư duy thì 4.0 hay 5.0 cũng chỉ là tờ giấy trên bàn hội nghị, không thể đi vào cuộc sống. Nếu vẫn muốn can thiệp vào hoạt động kinh doanh bằng giấy phép con, giấy phép cháu thì chúng ta sẽ đuổi DN ra khỏi Việt Nam. Những thứ chúng ta đang làm hoàn toàn không phù hợp với 4.0 và kinh tế số. Sẽ không có môi trường thuận lợi cho tài năng số, đây là cái cần suy nghĩ”.
Nhiều Bộ trưởng chưa quyết liệt
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tới đây, để cắt giảm ĐKKD hiệu quả, chương trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh không nên giao cho các vụ, cục. Bởi, họ chính là người đang có quyền cấp phép thì sẽ không có động lực cắt giảm, mà nên giao cho bộ phận pháp chế.
“Hiện, tình trạng thanh tra, kiểm tra vẫn tràn lan, DN vẫn phải tiếp hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra hàng năm gây tốn kém cho DN. Do đó, giải pháp thực thi và giám sát chặt chẽ việc thực thi cắt giảm điều kiện kinh doanh là rất quan trọng”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tiếp nối tinh thần của các Nghị quyết 19 trước đây, Nghị quyết 19- 2018 ban hành ngày 15-5-2018 tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế Thế giới, về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.
Theo đó, Nghị quyết yêu cầu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 -18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4.
Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh cải cách điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Ví dụ Nghị quyết yêu cầu bãi bỏ và đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh, giảm 50% danh mục hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành và giảm tỷ lệ các lô hàng NK phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25-27% hiện nay xuống dưới 10% và đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến…
Để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 19-2018, ông Trương Hòa Châu, Giám đốc Sở KH&ĐT Đồng Tháp kiến nghị các bộ, ngành cần tích cực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN. “Chỉ khi các Bộ, ngành tích cực và có những chính sách cụ thể mới tạo ra cơ sở để các địa phương áp dụng, thực hiện”, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp cam kết.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, trên thực tế thì kết quả cải thiện môi trường kinh doanh không đồng đều. Ở đâu Bộ trưởng quyết liệt, sâu sát thì kết quả rõ nét. Tuy nhiên, khi đến nhiều bộ, tôi thực sự thất vọng vì Bộ trưởng, người đứng đầu không nắm được yêu cầu của cải cách môi trường kinh doanh, mà như thế ở dưới sẽ không thay đổi được, bởi sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, không ai muốn tự mình cắt bỏ quyền lợi của mình.
Vì thế, người đứng đầu cần phải quyết liệt hơn trong cải cách điều kiện kinh doanh thuộc bộ mình quản lý, nhưng muốn quyết liệt thì phải hiểu, phải nắm chắc vấn đề.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics