Chính sách cho chiến lược xuất nhập khẩu
Hai xu hướng
Theo ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, trong giai đoạn 2006-2010, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đẩy nhanh, mạnh và khó lường hơn từ các “cú sốc” bên ngoài khiến chính sách kinh tế vĩ mô liên tục thay đổi. Kết quả là tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ đạt 7%/năm, trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn đóng vai trò đầu tàu đối với tăng trưởng kinh tế (giống như giai đoạn 2001-2005), song tương quan chênh lệch với khu vực dịch vụ đã được thu hẹp đáng kể.
Tỷ trọng trong GDP của khu vực tư nhân tăng nhẹ, trong khi khu vực có vốn FDI mở rộng đáng kể. Đầu tư xã hội cũng vẫn tiếp tục tăng, song dần trở nên quá lớn so với GDP. Lạm phát tăng cao năm 2008, trung bình giai đoạn 2006-2010 tăng 11,4%, và có xu hướng gia tăng trở lại năm 2011.
Ngoại trừ năm 2009, XK liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 17,2%/năm, không thay đổi nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Trong khi đó, NK tăng nhanh hơn đáng kể, khiến thâm hụt thương mại tăng mạnh. Đây chính là kết quả của mức đầu tư quá lớn và theo đó là chênh lệch lớn giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, do mức tăng trưởng thương mại toàn cầu và tự do hóa, cải thiện khả năng cạnh tranh nên XK đã có những con số ấn tượng. XK Việt Nam tăng từ 14,5 tỷ USD năm 2000 lên 39,8 tỷ USD năm 2006 và lên đến 72,2 tỷ USD vào năm 2010. Bên cạnh đó, NK hàng hóa cũng tăng từ 15,6 tỷ USD lên 44,9 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2006 và lên 85 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ NK so với GDP cũng tăng từ 49,6% năm 2000 lên 73,8% năm 2006 và đạt đỉnh khoảng 90% vào năm 2008, sau đó giảm còn 82,9% vào năm 2010.
Tuy nhiên, nhập siêu hàng hóa có xu hướng tăng liên tục, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, nhập siêu hàng hóa còn tăng nhanh hơn, đạt tới 14,2 tỷ USD năm 2007 và 18 tỷ USD năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách kiềm chế nhập siêu, nhập siêu chỉ còn 12,9 tỷ USD năm 2009 và 12,4 tỷ USD năm 2010. Diễn biến tăng nhập siêu đi liền với sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước, cách thức điều hành chính sách vĩ mô (tài khóa, tiền tệ, tỷ giá), chính sách đầu tư và thương mại.
Quá trình hội nhập cũng kích thích gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó sự tương tác giữa FDI và đầu tư trong nước là vấn đề đáng quan tâm. Trong giai đoạn 2000-2008, tác động kích thích đầu tư trong nước lớn nhất là ngành sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng. FDI vào ngành này chỉ tăng khoảng 1,5 lần song đầu tư trong nước cũng đã tăng xấp xỉ 7,9 lần. Đối với ngành sản xuất các sản phẩm lương thực, FDI tăng khoảng 1,2 lần cũng khiến đầu tư trong nước tăng khoảng 6,2 lần.
Đối với ngành sản xuất các loại vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, xe có động cơ, xe máy và phụ tùng, các loại thiết bị và máy móc cho y tế, tác động kích thích đầu tư trong nước của FDI cũng khá lớn, nằm trong khoảng 4,0-4,3 lần. Dòng đầu tư FDI góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, XK và chuyển dịch cơ cấu.
Biện pháp phù hợp
Trong giai đoạn 2001-2010, cấu trúc hàng hóa XK và NK dường như không có bước đột phá. XK chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, các mặt hàng nông sản và hàng sử dụng nhiều nhân công trong quá trình sản xuất. Do vậy, những chính sách nhằm đẩy mạnh XK và kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2011-2020 cần phải cụ thể, rõ ràng. Ông Trương Đình Tuyển cho rằng, trước hết cần có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm và giảm tiêu dùng, có thể áp dụng các biện pháp hành chính, hàng rào kỹ thuật hạn chế nhập hàng tiêu dùng xa xỉ.
Bên cạnh đó, chính sách thu hút FDI cần tập trung vào những đối tác nhiều tiềm năng, dần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ đầu tư vào công nghiệp chế biến, tạo thêm năng lực sản xuất và năng lực XK mới. Một định hướng chính sách cần được quan tâm là đầu tư phát triển cụm ngành, công nghiệp hỗ trợ để giảm NK, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng XK. Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chưa tạo ra được “làn gió mới” trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ do phần lớn ưu đãi đã được quy định trong các văn bản khác.
Ở một khía cạnh khác, ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nhìn từ thực tế, giai đoạn 2006-2010 có 8 mặt hàng có tốc độ tăng XK bình quân cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch XK của nước ta. Đó là sản phẩm nhựa, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, điện tử - điện lạnh và linh kiện, dây điện và cáp điện, cơ khí, vật liệu xây dựng.
Do vậy, Bộ Công Thương cần họp với các hiệp hội ngành hàng, các DN XK từng mặt hàng để thảo luận các giải pháp mở rộng đầu tư nhằm tăng kim ngạch XK. Mặt khác, trong quá trình đổi mới về kinh tế, XK nông, thủy sản đã tạo đà cho nông nghiệp phát triển. Vậy nên, các mặt hàng này cần phải hướng vào chế biến sâu, đồng thời nghiên cứu, xây dựng cơ chế điều tiết tạm trữ một số mặt hàng nông sản XK chủ lực để tiêu thụ vào thời điểm có lợi.
Ngoài những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK cao, nên có các giải pháp XK những mặt hàng tuy 5 năm qua tốc độ XK không cao (do bị áp thuế chống bán phá giá nhưng kim ngạch lớn như giày da) hoặc những mặt hàng do mới đầu tư trong thời gian gần đây nhưng nhu cầu thị trường lớn và nước ta có tiềm năng phát triển như phần mềm XK, giày da…
Ông Thành cũng cho rằng, với những định hướng điều hành XK, Việt Nam cần xây dựng một khung chính sách và cơ chế bảo hộ thương mại hợp lý, nhằm giảm nhập siêu, đồng thời vẫn đảm bảo áp lực cạnh tranh, tăng năng lực công nghệ của nền kinh tế. Nguyên tắc áp dụng là chỉ bảo hộ sản phẩm có khả năng vươn lên trong cạnh tranh, đối với sản phẩm không có lợi thế cần cho sản xuất, nhất là sản phẩm trung gian, đầu vào hàng XK không nên duy trì chính sách bảo hộ bằng việc áp dụng thuế suất cao nhất theo cam kết. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là làm sao sử dụng các biện pháp, công cụ này nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu đồng thời vẫn đảm bảo áp lực cạnh tranh, tăng năng suất, năng lực công nghệ của nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên:Thay đổi chiến lược
Thay đổi cơ cấu đầu tư, cải thiện chất lượng hàng hóa XK là những vấn đề mấu chốt để đẩy mạnh XK, hạn chế nhập siêu, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. Do vậy, trong giai đoạn 2011-2020, cần phải tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi hàng rào kỹ thuật của các nước đối tác FTA và nhiều nước trong WTO áp dụng đã cao hơn hẳn so với Việt Nam. Hàng Việt Nam không vào được các thị trường đó không phải là do thuế cao mà do yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa của họ quá cao trong khi DN sản xuất của chúng ta chưa đáp ứng được.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành: Cơ chế tỷ giá theo “dải bò trườn”
Nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng XK nói riêng và tăng trưởng kinh tế dựa trên XK nói chung, Việt Nam đã thực hiện chính sách tỷ giá theo chế độ neo (theo USD) có điều chỉnh dần, theo hướng giảm giá danh nghĩa. Tuy nhiên, cách thức điều hành này là một nhân tố làm tăng lạm phát, trong khi không giúp kiềm chế nhập siêu và VNĐ vẫn chịu sức ép mất giá. Trong thời gian tới, Việt Nam chưa thể theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi bởi chế độ tỷ giá này phải đảm bảo hai điều kiện, giúp duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế và tạo được dư địa dao động tỷ giá. Trong dài hạn, có thể là sau năm 2015, cùng với tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, dịch chuyển dòng thương mại với các đối tác, Việt Nam có thể chuyển sang cơ chế tỷ giá theo “dải bò trườn” (cho phép tỷ giá liên ngân hàng dao động trong một biên độ so với tỷ giá trung bình ngày hôm trước) dựa trên rổ tiền tệ. Việt Nam cần chuẩn bị cho cơ chế điều hành tỷ giá này bằng cách xác định tỷ giá tham chiếu/công bố đồng thời phối hợp chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Chính sách thu hút đầu tư phải thay đổi
Kinh tế Mỹ, EU giảm sút thì dòng vốn đầu tư sẽ chuyển dịch về các nước khác trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam lâu nay vẫn thu hút FDI một cách thụ động, nghĩa là thu hút bằng các biện pháp ưu đãi đầu tư, thậm chí chấp nhận cả những dự án có công nghệ thấp hoặc gây ra ô nhiễm môi trường. Do đó, chính sách thu hút đầu tư giai đoạn tới cần phải thay đổi. Đơn cử như việc thu gom nông sản tại thị trường trong nước của thương nhân nước ngoài. Bên cạnh đó, cần phải có chiến lược phát triển nhân lực phù hợp với hội nhập vì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém một phần là do chất lượng lao động và biến động lao động. Cùng với đó, rất cần sự chuyển biến mạnh mẽ từ các DN để nâng cao sức cạnh tranh. |
Phan Thu
Tin liên quan
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
08:58 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan