Chính phủ Anh trước nguy cơ sụp đổ
Thủ tướng May đối mặt với sức ép lớn về sự ra đi của các thành viên nội các |
Gần 3 năm sau khi người dân Anh bỏ phiếu chấm dứt 46 năm thành viên Liên minh châu Âu (EU) của Anh, tương lai Brexit hay chuyện gì xảy ra sau đó vẫn cứ như là điều “viển vông” do còn quá nhiều bất đồng trong chính giới. Hiện ít nhất 6 bộ trưởng có ý định từ chức trong trường hợp Anh ra đi không có thỏa thuận. Một số khác dọa rời nội các nếu Thủ tướng May tìm cách hoãn ngày Brexit.
Chiến lược Brexit của bà May đổ vỡ sau khi thỏa thuận “ly hôn” mà bà vạch ra với các nhà lãnh đạo EU khác bị bác bỏ lần thứ 3 tại Hạ viện hôm 29/3, thời điểm lẽ ra Anh rời khỏi EU. Bà May giờ chỉ còn chưa đầy 2 tuần để thuyết phục 27 quốc gia EU còn lại rằng bà có thể phá vỡ thế bế tắc này. Nếu không, bà sẽ phải yêu cầu EU gia hạn Brexit hoặc đưa Anh rời khỏi EU vào ngày 12/4 mà không có thỏa thuận nào để xoa dịu “cú sốc” kinh tế. Bà May nói rằng sẽ từ chức nếu thỏa thuận Brexit của bà được thông qua tại Quốc hội. Tuy nhiên, đề xuất vào phút chót đó không thể phá vỡ thế bế tắc, dẫn tới lời đồn đoán về một cuộc bầu cử trước thời hạn.
Các cố vấn của bà May đang bị chia rẽ về việc liệu bà có nên kêu gọi cuộc bầu cử sớm hay không. Cuộc bỏ phiếu tiếp theo tại Quốc hội có thể được tổ chức vào ngày 2/4, giữa thỏa thuận của bà May và giải pháp thay thế nhận được nhiều ủng hộ nhất từ các nghị sĩ trong ngày 1/4. Có nghĩa là một cuộc bầu cử sớm có thể được kêu gọi ngay trong ngày 3/4.
Một cuộc bầu cử sớm sẽ cần sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ Quốc hội. Các nghị sĩ đảng Bảo thủ không muốn để bà May là người lãnh đạo trong một cuộc bầu cử khác, sau khi bà đã khiến đảng này mất đi đa số ghế hồi năm 2017. Họ lo ngại rằng đảng Bảo thủ sẽ bị “hủy diệt” nếu bà lại đối đầu với Quốc hội về vấn đề Brexit trong các tháng tới. Kết quả thăm dò dư luận của tờ Mail on Sunday cho thấy Công đảng đối lập đang dẫn trước đảng Bảo thủ 5%. Khoảng cách đó giảm còn 3% khi những người tham gia khảo sát được phép bỏ phiếu cho nhóm các nghị sĩ độc lập mới chưa thành lập một chính đảng nào.
Khi trở thành Thủ tướng Anh, bà May từng có những kế hoạch rất lớn. Nhiệm kỳ Thủ tướng của bà không chỉ tập trung vào việc đưa nước Anh rời EU mà còn là để đấu tranh với sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong lòng nước Anh. Tuy nhiên, vào tối 27/3, cũng giống như người tiền nhiệm từng ngã gục trước Brexit, bà May thừa nhận không thể làm gì hơn để đấu tranh với sự bất bình đẳng, tạo sức mạnh cho nữ giới và xây dựng một xã hội công bằng hơn. Thật là chua xót đối với bà May, người mà trong gần 3 năm qua đã "cày ải" trên một con đường để đạt được thỏa thuận Brexit với EU. Bà thậm chí đánh đổi nhiệm kỳ Thủ tướng để có được sự ủng hộ cần thiết cho thỏa thuận Brexit. Điều mà bà trông đợi - hiện thực hóa được Brexit - đã biến thành một điều tủi hổ.
Cũng giống như người tiền nhiệm David Cameron, bà May sẽ phải rời Phố Dowing sớm hơn dự định và cũng là nạn nhân của sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ đảng Bảo thủ về vấn đề châu Âu. Bà đã vận động để giữ nước Anh ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016, và sau đó phải lãnh trách nhiệm đưa nước Anh ra khỏi EU. 62 tuổi, bà May được đánh giá là một chính trị gia quả quyết và sắt thép. Bà thừa nhận rằng bản thân đã không ứng phó tốt. George Freeman, một cựu cố vấn của bà May, cho biết bà May thừa nhận bà đã phạm "nhiều sai lầm": Khi gặp phải trở ngại, cách làm của bà là phản công và phản công, lặp đi lặp lại một luận điệu.
Tin liên quan
Những vấn đề nan giải đối với Chính phủ Anh
06:23 | 11/08/2024 Nhìn ra thế giới
Chính phủ Anh hỗ trợ phát triển TPHCM thành trung tâm tài chính và kinh doanh của khu vực
16:10 | 22/02/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ Anh cân nhắc về việc triển khai tiền kỹ thuật số “Britcoin”
08:33 | 20/04/2021 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK