Chia tay “kỷ nguyên Abe”, Nhật Bản đứng trước nhiều biến động lớn
![]() | Phản ứng của các nhà lãnh đạo Nhật Bản về việc ông Abe từ nhiệm |
![]() | Sự nghiệp chính trị của ông Abe Shinzo - Thủ tướng lâu năm nhất Nhật Bản |
![]() | Nhật Bản: Thủ tướng Abe có thể giải tán Hạ viện vào mùa Thu |
![]() |
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong suốt nhiệm kỳ. Ảnh: Japan Times. |
Dấu ấn nhiệm kỳ đáng chú ý của Thủ tướng Abe
Tại Đông Bắc Á, Trung Quốc đang thúc đẩy lợi ích của nước này ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng tăng cường nỗ lực tái định hình sự hội nhập Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua Sáng kiến Vành đai-Con đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số liên quan. Tại Bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã và đang đạt được những tiến bộ trong chương trình hạt nhân, phát triển nhanh chóng về hệ thống tên lửa. Trong khi đó, quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa có dấu hiệu tan băng.
Về quan hệ đồng minh, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai đặt câu hỏi về giá trị của các liên minh, xa rời chủ nghĩa đa phương. Chưa hết, căng thẳng Mỹ-Trung hiện nay đang tác động tới trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và sự cân bằng về địa chính trị vốn đã mang lại hòa bình, ổn định cho Nhật Bản và khu vực suốt thời gian dài.
Trên cương vị là Thủ tướng, ông Abe đã xử lý những vấn đề hóc búa này một cách êm đẹp, giúp mang lại sự ổn định trong quan hệ song phương với Mỹ, đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa đa phương thông qua nhiều thỏa thuận quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế EU-Nhật Bản (EPA) và một thỏa thuận quan trọng khác về kết nối công nghệ, cơ sở hạ tầng với châu Âu.
Có thể nói rằng, nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe được xem như là động lực ổn định trong thời điểm đầy biến động về địa chính trị. Chỉ số Quyền lực Châu Á của Viện Lowy coi Nhật Bản là “nhà lãnh đạo của trật tự tự do ở Châu Á”, đồng thời chỉ ra rằng Tokyo đã gây dựng được tầm ảnh hướng lớn về mặt ngoại giao dưới thời ông Abe, bất chấp sự thay đổi cán cân quyền lực nhanh chóng trong khu vực.
Tương tự, các dự án hỗ trợ phát triển mà Nhật Bản dành cho Đông Nam Á và những chuyến thăm thường xuyên của ông Abe tới nơi này đã khiến Nhật Bản trở thành quốc gia đáng tin cậy nhất trong số các nước trong khu vực, theo khảo sát của Viện ISEAS-Yusof Ishak, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Singapore.
Các công ty tư vấn rủi ro địa chính trị có ảnh hưởng chẳng hạn như Eurasia Group cho rằng, mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ của ông Abe với hầu hết nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã giúp Nhật Bản tạo dựng vai trò quan trọng trong việc củng cố trật tự dựa trên luật lệ quốc tế. Nói cách khác, Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Abe đã chứng tỏ là một đất nước vững vàng, ổn định và cân bằng bất chấp những biến động về địa chính trị.
Nhiều thách thức đặt lên vài người kế nhiệm
Người kế nhiệm ông Abe cần phải kế thừa và phát huy những thành tựu trên, ngoài ra còn có nhiệm vũ dẫn dắt Nhật Bản bước qua những thách thức sắp tới.
Thời kỳ hậu Abe, Tokyo phải giải quyết một số vấn đề quan trọng, bao gồm duy trì liên minh Nhật-Mỹ vững chắc, điều hướng sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc và kiềm chế chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. Đại dịch Covid-19 và sự gián đoạn kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh dự kiến khiến cả ba vấn đề trên trở nên nan giải hơn.
Liên minh Mỹ-Nhật vốn là nền tảng an ninh của Tokyo trong 6 thập kỷ qua. Suốt thời kỳ đó, vai trò và phạm vi hoạt động của Nhật Bản đã được mở rộng. Nước này ngày càng trở thành một thành viên tích cực hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định trên toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Trump đã tạo ra sóng gió trong quan hệ giữa hai nước khi yêu cầu Nhật Bản tăng mạnh đóng góp tài chính cho việc đồn trú lực lượng Mỹ tại quốc gia này. Như cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton mô tả trong cuốn sách: “Căn phòng nơi điều đó xảy ra”, ông Trump cho rằng các đồng minh không đóng góp đủ cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng và việc triển khai quân đội tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc không phục vụ cho lợi ích của Mỹ.
Tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 tới, tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ có nhiệm vụ củng cố liên minh Mỹ-Nhật ở cả cấp độ lãnh đạo và cấp độ thể chế, nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về chia sẻ gánh nặng an ninh, đưa mối quan hệ song phương về đúng quỹ đạo, hướng Mỹ quay trở lại với lập trường ủng hộ chủ nghĩa đa phương, các tổ chức quốc tế cũng như theo đuổi cách tiếp cận truyền thống hơn trong chính sách đối ngoại.
Bên cạnh đó, người kế nhiệm ông Abe sẽ phải tìm cách duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ tiếp tục cuộc chiến thương mại và gây sức ép toàn diện đối với Bắc Kinh. Nhiệm vụ này dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn do Mỹ ngày càng siết chặt hạn chế đối với Trung Quốc.
Thời gian gần đây, Nhà Trắng đã thúc đẩy một loạt sáng kiến chống Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính, công nghệ và an ninh quốc gia. Mỹ yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, cáo buộc Bắc Kinh sử dụng cơ sở này như “một trung tâm gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ”, trừng phạt Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga, hủy niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 26/8 áp lệnh trừng phạt nhằm vào 24 công ty Trung Quốc giúp quân đội nước này xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Nếu chính phủ Mỹ yêu cầu Nhật Bản và các đồng minh áp dụng chính sách tương tự, thì Thủ tướng mới của nước này sẽ phải đối mặt với lựa chọn cực kỳ khó khăn là đứng về Mỹ - đồng minh lâu năm hay Trung Quốc – đối tác kinh tế quan trọng.
Một lĩnh vực cạnh tranh khác giữa Washington và Bắc Kinh, khiến Tokyo rơi vào thế bấp bênh đó là công nghệ. Đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Khi Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường, các doanh nghiệp Nhật Bản có dấu ấn lớn ở Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm hạn chế nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Trung Quốc.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka năm 2019, Thủ tướng Abe đã đưa ra khái niệm “Lưu chuyển tự do dữ liệu đi đôi với bảo đảm tin cậy” như một nỗ lực để giải quyết bất đồng trong lĩnh vực kỹ thuật số đang tăng nhanh giữa Mỹ và Trung Quốc và đây có thể là một lĩnh vực mà một Thủ tướng tương lai cần xem xét lại.
Tiếp đến là câu hỏi Nhật Bản sẵn sàng tăng cường khả năng quốc phòng của nước này đến mức nào để hỗ trợ Mỹ trong khu vực. Liệu Thủ tướng mới có sẵn sàng tăng gia chi tiêu phòng hay không? Và liệu Nhật Bản có phát triển được vũ khí tấn công phủ đầu, hoặc tạo ra hệ thống phòng thủ riêng để đối phó với những mối đe dọa tiềm năng hay không? Những câu hỏi này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những năm tới khi Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa quân đội và mở rộng kho khí tài quân sự.
Liên quan vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên, Triều Tiên đã thể hiện quyết tâm chế ngự khả năng phòng thủ chống tên lửa của Nhật Bản và cho rằng Mỹ sẽ ưu tiên bảo vệ an ninh của nước này hơn là an ninh của Nhật Bản nếu xung đột nổ ra. Tân Thủ tướng của Nhật Bản sẽ phải xem xét vấn đề này trước thực tế là triển vọng phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên là điều còn xa vời. Vấn đề Triều Tiên có thể trở nên hóc búa hơn với Nhật Bản nếu chính phủ mới của Mỹ kế thừa các chính sách của Tổng thống Trump.
Trong nước, người kế nhiệm ông Abe sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ to lớn là đưa nền kinh tế ra khỏi bờ vực suy thoái do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Số liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy nền kinh tế nước này trong quý II/2020 suy giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2019, gần gấp đôi so với mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dù chính phủ liên tiếp tung nhiều gói kích cầu và nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, còn có những thách thức lâu dài khác cần được giải quyết như tốc độ già hóa dân số, cải thiện tình hình tài khóa của chính phủ và duy trì mạng lưới an sinh xã hội cho người dân.
"Dù ai nắm cương vị Thủ tướng, ưu tiên hiện tại sẽ là kiểm soát đại dịch và hồi phục kinh tế", Takeshi Minami – kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ được lựa chọn làm người kế nhiệm Thủ tướng Abe. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida được đánh giá là những ứng viên tiềm năng nhất. Cuộc thăm dò ý kiến gần đây nhất của Jiji Press cho biết, ông Shigeru Ishiba đang vượt lên dẫn trước với tỷ lệ ủng hộ gần 25%. Trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, sự ủng hộ đối với nhân vật này còn lớn hơn, gần 30%. Tiếp đến là Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi nhận được 8,4% lượt ủng hộ. Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi cũng là một quan chức khác được kỳ vọng nhờ năng lực đàm phán sau hàng loạt chuyến công du nước ngoài thời gian qua.
Một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, cùng khả năng ra quyết định và xử lý khủng hoảng của Thủ tướng kế nhiệm là điều cần thiết để đưa Nhật Bản vượt qua những thách thức nói trên. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản cũng cần phải thể hiện rõ tầm nhìn về tương lai của đất nước, gây dựng được uy tín với người dân và mang lại cho họ niềm hy vọng về tương lai.
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
09:46 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt Mì ly Curry House CoCo Ichibanya – Hương vị ramen cà ri Nhật chính gốc
09:45 | 21/02/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thực hiện thống nhất Logo của Hải quan Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thực hiện thống nhất Logo của Hải quan Việt Nam

Hải quan Thủy An: Tăng cường công tác KTSTQ góp phần chống thất thu ngân sách

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
