Chấm dứt sử dụng năng lượng lãng phí để giảm áp lực nhập khẩu
![]() | Khơi thông nguồn lực mới có thể hiện thực hóa phát thải ròng bằng “0” |
![]() | Tiết kiệm năng lượng để phát triển doanh nghiệp bền vững |
![]() |
Các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,… cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Internet |
Phát biểu tại diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp” ngày 26/8, ông Hoàng Việt Dũng, Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết: cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng về nhu cầu năng lượng rất cao so với trong khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt từ năm 2015, Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu về năng lượng thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Lượng nhập khẩu năng lượng sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.
Đánh giá về việc sử dụng năng lượng hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (Enerteam) cho rằng, thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí.
Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Nếu tiếp tục tình trạng này, lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao. Đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí mà phải cải thiện chất lượng “cầu” của năng lượng, phải hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn, bền vững hơn.
“Việt Nam không thể xây mãi các nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,… cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống”, ông Hiền nhấn mạnh.
Các khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng về mặt kỹ thuật trong các ngành công nghiệp có thể đạt từ 20-30%. Ông Hoàng Việt Dũng cho rằng, để tiềm năng tiết kiệm năng lượng trở thành hiện thực sẽ phải triển khai rất nhiều công việc, giải pháp từ nay đến năm 2030.
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (VNEEP3) đã quy định cụ thể 9 nhóm giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
Trong đó đối với giải pháp tài chính, hiện Bộ Công Thương đã triển khai các dự án hợp tác quốc tế, trong đó có các dự án của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho vay đầu tư tiết kiệm năng lượng, thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng…
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó, tập trung bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi cho hoạt động đầu tư tiết kiệm năng lượng và xem xét thành lập Quỹ Tiết kiệm năng lượng.
Ở góc độ khó khăn, ông Dũng cho rằng, nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của tiết kiệm năng lượng chưa đầy đủ, đặc biệt là các cơ sở dụng năng lượng trọng điểm.
“Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức chủ quan và khách quan, thường có tâm lý ngại ngần khi quyết định đầu tư dài hạn cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Nguồn nhân lực tư vấn chuyên sâu về công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn thiếu”, ông Hiền phân tích thêm.
Theo bà Đinh Hương Thủy, Phó Giám đốc Ban nguồn vốn ủy thác quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), để các doanh nghiệp thực hiện vay vốn thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng sao cho hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên công nghệ.
Ngay từ khi xây dựng dự án doanh nghiệp cần tính toán kỹ mức tiết kiệm năng lượng, mức ảnh hưởng đến môi trường xã hội. Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, chi tiết đảm bảo cho quá trình dự án được thông suốt.
Trong 1 thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng năng lượng trung bình của Việt Nam khoảng 7%/năm nhưng tốc độ tăng trưởng về nhu cầu điện cao hơn nhiều, khoảng 9,5% trong giai đoạn 2011-2019. Trong các năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu năng lượng tăng trưởng chậm lại, ở mức trên 2%/năm. Tuy nhiên, theo dự báo, nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn tới vẫn tăng trưởng 8-9%/năm. Điều này đặt ra thách thức trong vấn đề đảm bảo cân bằng cung cầu năng lượng, đặc biệt là điện. |
Tin liên quan

Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế

Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp nền tảng
07:57 | 02/06/2024 Người quan sát

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc
09:09 | 11/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc
09:04 | 11/05/2025 Xu hướng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%
10:43 | 08/05/2025 Xu hướng

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao
20:37 | 07/05/2025 Xu hướng

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh
20:31 | 07/05/2025 Cần biết

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD
13:49 | 07/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng
09:40 | 07/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1
07:34 | 07/05/2025 Xu hướng

Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng
07:30 | 07/05/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
