Căng thẳng Biển Hoa Đông, Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ chống Trung Quốc?
Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động trên biển ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông trong những tháng qua, một phần do lo ngại việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.
Ngày 23/9, các nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã hối thúc chính phủ tổ chức các cuộc tập trận chung với Mỹ ở Biển Hoa Đông để thúc đẩy quyền kiểm soát của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp này.
Các nghị sĩ cũng kêu gọi cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu và phát triển các máy bay trinh sát, các phương tiện chiến đấu đổ bộ và các hệ thống vũ khí khác nhằm bảo vệ quần đảo này.
Cho rằng việc tiến hành các cuộc tập trận giữa Mỹ và Nhật Bản như đề xuất là không cần thiết trong thời điểm hiện nay, giáo sư Sato Yoichiro thuộc Đại học châu Á - Thái Bình Dương nhận định, Nhật Bản có thể duy trì sự phòng thủ trong khu vực bằng cách tăng cường lực lượng tuần duyên và đảm bảo Mỹ đáp ứng các nghĩa vụ quốc phòng trong khu vực.
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược "cắt salami" ở Biển Hoa Đông, nghĩa là Bắc Kinh sẽ từ từ thực hiện các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn, chuyển từ tình trạng hiện nay sang chiếm giữ và nắm quyền kiểm soát các hòn đảo.
Chuyên gia an ninh Đông Á Alessio Patalano thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Cao đẳng Hoàng gia London nhận định hồi tháng trước rằng, các hành vi chiếm giữ trong thời gian dài của Trung Quốc ở những vùng biển gây tranh cãi là nhằm bình thường hóa sự hiện diện của nước này và "chủ động thách thức quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản".
Từ tháng 4 - 8/2020, các tàu của Trung Quốc đã vào vùng biển tranh chấp này trong 111 ngày liên tiếp.
Chuyên gia Patalano cho rằng: "Dường như Trung Quốc không chỉ tìm cách phô diễn lực lượng ở các khu vực quanh quần đảo này nữa. Nước này hiện đang bắt đầu chủ động thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản".
Mike Mochizuki, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington, đồng thời là một chuyên gia trong quan hệ Nhật - Mỹ nhận định, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc giữa bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung lao dốc chỉ khiến cho Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ và tham gia vào chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington.
Theo dữ liệu từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản, số tàu chính thức của Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp đã gia tăng đáng kể từ tháng 4 năm ngoái. Ngoài ra, trong 17 tháng từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 8 năm nay, các tàu của Trung Quốc vào khu vực tiếp giáp 456 ngày trong số 519 ngày. Trong 17 tháng trước đó từ tháng 11/2017 - tháng 3/2019, con số này là 227 ngày trong số 516 ngày.
Dù vậy, theo chuyên gia Mochizuki, mặc dù Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này nhưng Bắc Kinh cũng không muốn mạo hiểm bước vào một cuộc xung đột quân sự với Nhật Bản.
Về phần Nhật Bản, mối nguy hiểm thực sự của nước này là với sự gia tăng về khả năng quân sự của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ ngày càng phức tạp và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc xung đột quân sự.
"Nếu cuộc xung đột quân sự này xảy ra, Nhật Bản sẽ không thể tránh khỏi liên quan bởi vị trí địa lý của chuỗi đảo phía tây nam nước này, chủ yếu là tỉnh Okinawa và các tài sản quân sự của Mỹ tại đây", ông Michizuki cho hay.
"Theo tôi, vấn đề Đài Loan chứ không phải những tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điều Ngư sẽ dẫn đến việc quân sự hóa Biển Hoa Đông./.
Tin liên quan
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ thuế quan của Mỹ “phủ bóng” lên tương lai ngành ôtô châu Âu
09:15 | 30/12/2024 Xe - Công nghệ
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics