Biến khó khăn thành cơ hội, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu
Tăng tốc ứng dụng thiết bị bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp | |
Tận dụng CPTPP, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mexico tăng hơn 2 lần | |
“Xanh hóa” doanh nghiệp để rộng đường xuất khẩu |
Lãi “khủng” nhờ xuất khẩu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá phù hợp. Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước; hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội khi nhu cầu thế giới đang tăng đối với các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thế mạnh, nhất là mặt hàng nông sản và lương thực để đẩy mạnh xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng số hóa, thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm; chú trọng công tác cung cấp thông tin, thị trường, giá cả, sự thay đổi các chính sách của các nước nhập khẩu để doanh nghiệp nắm thông tin chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh. (Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ngày 11/8/2022)
|
Việt Nam vẫn đang trên đà xuất siêu lên tới hàng tỷ USD. Nhờ xuất khẩu, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận đà khởi sắc mạnh mẽ, nhất là sau 1 năm 2021 đầy “lao đao” vì dịch bệnh. Nhìn lại kết quả kinh doanh 6 tháng của một số doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam đã cho thấy, đà tăng tốc cho lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu, nhất là khi các doanh nghiệp được hưởng lợi nhờ thị trường mở cửa, giá thành phẩm tăng cao.
Chẳng hạn, với các doanh nghiệp thủy sản, lũy kế 6 tháng đầu năm, “nữ hoàng cá tra” - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.341 tỷ đồng, gấp 3,4 lần con số 393 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Theo giải trình của công ty, lợi nhuận của Vĩnh Hoàn tăng mạnh là nhờ sản lượng và giá bán cá tra tăng cao trong thời gian qua. Tương tự, Công ty Cổ phần Nam Việt ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế đạt 447 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao gấp 5 lần cùng kỳ năm trước. Trong những tháng cuối năm 2022, Nam Việt đặt mục tiêu dài hạn chiếm 10% thị phần nhập khẩu cá tra của Mỹ. Công ty cho biết đang xuất khẩu 5 container cá tra sang Mỹ với giá xuất khẩu 5 USD/kg - cao hơn giá bán bình quân trong nửa đầu năm 2022 là 2,9 USD/kg.
Còn trong lĩnh vực dệt may, nhờ nhu cầu mua hàng và tình trạng khan hiếm container cải thiện, hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc nên nhiều doanh nghiệp cũng ghi nhận lãi “khủng”. Chẳng hạn tại Công ty Đầu tư và Thương mại TNG, lũy kế 7 tháng năm 2022, doanh thu tiêu thụ của Công ty đạt 3.994 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí doanh thu tháng 7 còn đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 765 tỷ đồng. Lãnh đạo TNG cho hay, dù có biến động về sức mua giảm của các thị trường như Mỹ, EU, nhưng tác động không đồng đều, các doanh nghiệp có quy mô, uy tín lớn vẫn tạo được lợi thế. Bản thân TNG đang ký với khoảng 4-5 khách hàng lớn ở châu Mỹ, châu Âu nhưng tình hình đơn hàng vẫn ổn định, nên dự báo TNG sẽ hoàn thành vượt kế hoạch năm.
Khó khăn vẫn bủa vây
Da giày cũng là một trong những ngành xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam, khi ngày càng chiếm được vị thế khá tốt trên thế giới, đó là đứng thứ 2 về xuất khẩu sang Trung Quốc và đứng thứ 3 về sản xuất sau Trung Quốc và Ấn Độ. 7 tháng đầu năm, toàn ngành đã xuất khẩu đạt trên 14 tỷ USD. Tuy nhiên, trong chia sẻ mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) đã chỉ ra nhiều khó khăn của xuất khẩu da giày trong những tháng còn lại của năm 2022 và đầu năm 2023, đó là việc nhiều thị trường lớn giảm sức mua, tồn kho lớn khiến đơn hàng cuối năm có phần chững lại. “Các đơn hàng từ nay đến quý 1/2023 của nhiều doanh nghiệp da giày gần như bị suy giảm”, bà Xuân cho hay.
Cùng với những khó khăn trên, nhiều khó khăn khác vẫn đang bủa vây các doanh nghiệp lâu nay. Đó là tình trạng chi phí vận chuyển, giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thiếu nguyên liệu vẫn đang là thách thức lớn nhất với xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm. Hơn nữa, chi phí vận tải biển và nhân công hiện nay vẫn đang giữ ở mức cao. Cước đến Bờ Tây Mỹ hiện nay đang ở mức 400 triệu đồng cho một container, đến châu Âu cũng tăng đến 4 lần, từ 10.000-12.000 USD. Các chi phí đầu vào khác như bao bì, hóa chất… đều tăng.
Chính vì thế, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản quy mô nhỏ đã “than thở”, giá xuất khẩu tăng nhưng doanh nghiệp và người chăn nuôi không được hưởng lợi, do chi phí chăn nuôi tăng cao trong 2 năm qua, thậm chí nhiều doanh nghiệp chăn nuôi phải “treo ao”, tạm dừng kinh doanh.
Mặt khác, theo nhiều doanh nghiệp, việc đồng USD giữ ở mức cao cũng khiến giá cả nhập khẩu vào các thị trường lớn trở nên đắt đỏ hơn, giảm sức mua từ người tiêu dùng. Đồng thời, việc nhiều quốc gia gia tăng các biện pháp bảo hộ, phòng vệ thương mại… cũng khiến doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều lao đao.
Doanh nghiệp phải làm gì?
Cơ hội và thách thức luôn song hành trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì thế, khó khăn cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp vươn lên, trưởng thành, nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược phát triển và kế hoạch cho tăng trưởng xuất khẩu, biến thách thức thành cơ hội.
Chẳng hạn, tại Vĩnh Hoàn, để có đơn đặt hàng sản xuất đến hết quý 3 và các đơn đặt hàng quý 4 với giá bán bình quân dự kiến sẽ ngang bằng với quý 2, doanh nghiệp này đang tập trung vào chiến lược mở rộng cơ sở khách hàng tại Trung Quốc khi cố gắng thâm nhập vào phân khúc cao cấp vốn có giá cả ít biến động. Còn theo đại diện Công ty Việt Thắng Jeans, để giữ đơn hàng, các doanh nghiệp cần mở rộng tìm kiếm các thị trường mới bên cạnh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch, kịch bản linh hoạt để đáp ứng theo bối cảnh của từng thời kỳ.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp muốn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu thì phải nắm bắt thông tin từ các thị trường nhanh để có sự linh hoạt trong xây dựng, điều hành kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu mở rộng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường khác bên cạnh một số thị trường chính để gia tăng sản lượng xuất khẩu, dự phòng rủi ro.
TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME): Tăng giá trị cho hàng xuất khẩu Muốn gia tăng được giá trị lợi nhuận hơn nữa cho xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tại Việt Nam, công nghiệp phụ trợ làm chưa tốt, nhiều doanh nghiệp mới chỉ là nơi sản xuất, thương hiệu – nơi tạo ra giá trị gia tăng cao thì vẫn là các tập đoàn quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu đúng nghĩa. Bên cạnh đó, để xuất khẩu tăng trưởng, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần hướng dẫn đầy đủ, cung cấp các thông tin về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp hiểu và tận dụng được. Quan điểm của tôi là mời các nhà đầu tư nước ngoài, gia tăng số lượng đầu tư vào Việt Nam thông qua FDI, từ đó sẽ nâng tầm cho các doanh nghiệp trong nước, đôi bên sẽ cùng có lợi.
Thạc sĩ Phan Minh Hòa, Giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT: Những lựa chọn phù hợp Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần liên tục theo dõi những biến động tỷ giá và cập nhật về tình hình lạm phát, lãi suất, dịch bệnh Covid-19, chiến sự Nga-Ukraine... Từ đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và đa dạng hóa, lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh... đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học. Về lâu dài, việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm luôn luôn là điều doanh nghiệp cần hướng tới. H.Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics