Facebook Twitter youtube Tiktok

Bắt tay cùng ngành gỗ các nước ASEAN để nâng cao giá trị

(HQ Online) - Thay vì cạnh tranh lẫn nhau, ngành gỗ các nước trong khu vực ASEAN nên bắt tay với nhau để khai thác các thế mạnh của từng quốc gia. Từ đó tạo ra giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với hiện nay cho ngành gỗ ASEAN.
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 Thúc đẩy liên kết trong ngành gỗ ASEAN
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 Ngành gỗ nỗ lực giữ “sân nhà”
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 Ngành gỗ “ngóng” FDI từ các quốc gia phát triển
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 FDI vào ngành gỗ tăng nhanh: Nơm nớp lo đầu tư “núp bóng”
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172
Liên kết sẽ giúp ngành gỗ ASEAN khai thác cả 4 giá trị sản xuất, thiết kế, thương hiệu và thương mại trong chuỗi giá trị ngành gỗ. Ảnh: N.H.

Thúc đẩy liên kết khu vực

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) và các thành viên Hội đồng Công nghiệp nội thất ASEAN (AFIC) đều có chung nhận định rằng ASEAN là khu vực nhiều ưu thế vượt trội về nguyên liệu, sản xuất, phân phối, quy mô thị trường để phát triển ngành gỗ, nội thất. Minh chứng cho nhận định này, ông Emmanuel Padiernos, Chủ tịch AFIC cho biết, số liệu xuất khẩu đồ gỗ của toàn khối ASEAN trong năm 2018 đã đạt tới 12,1 tỷ USD trên tổng giá trị xuất khẩu 150 tỷ USD của toàn cầu. Qua đó cho thấy ASEAN là trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn của thế giới.

Hiện Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines là những nhà cung cấp đồ nội thất Đông Nam Á đang phát triển nhanh với 2/3 năng lực sản xuất ưu tiên cho xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/sản xuất cho khu vực này là khoảng 66%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thế giới (khoảng 30%). Ước lượng, năng lực sản xuất gỗ, nội thất của Đông Nam Á đáp ứng được 5% tổng lượng tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ và 2% với Tây Âu. Trong đó, Việt Nam là nước tiềm lực sản xuất và hiện dẫn đầu Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu.

Với quy mô và tiềm năng to lớn như vậy, để khai thác tối đa các giá trị của ngành gỗ trong khu vực, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA đề xuất mô hình hợp tác – liên kết – liên minh giữa các DN Việt Nam, giữa DN và Hiệp hội trong khối ASEAN. Qua đó tiến tới xây dựng tầm nhìn mới cho AFIC là “hợp tác vì sự thịnh vượng chung cho khu vực”.

Theo ông Khanh, ngành gỗ Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về tiềm lực, nhưng hầu hết DN chỉ tập trung cho lợi ích riêng, thương hiệu riêng, sản phẩm riêng mà chưa thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu ngành. Bản thân các nước trong ASEAN cũng cạnh tranh với nhau. Vì vậy, cần có mục tiêu chung lớn hơn để tạo sự gắn kết, hợp tác vì sự thịnh vượng chung. Nếu biết kết hợp các thế mạnh của nhau, liên minh với đối tác khu vực, sẽ tạo nên chuỗi giá trị của ngành gỗ với những sản phẩm uy tín, chất lượng.

Ông Trần Việt Tiến, Uỷ viên thường vụ HAWA cũng cho biết, tổng giá trị sản xuất đồ gỗ và nội thất của toàn thế giới là 140 tỷ USD, nhưng giá trị hàng hoá, bao gồm 4 yếu tố về sản xuất, thiết kế, thương hiệu và thương mại, thì lên tới 450 tỷ USD. Do đó, việc liên kết nội khối sẽ giúp ngành gỗ khai thác được cả 4 yếu tố kể trên của ngành gỗ, giúp nâng giá trị ngành gỗ trong khu vực lên gấp nhiều lần so với hiện nay.

Phủ kín bản đồ thương hiệu gỗ thế giới

Các chuyên gia nhận định, việc đẩy mạnh liên kết trong khối ASEAN có thể ngay lập tức mang lại lợi ích cho DN trong việc khai thác tiềm năng của chính thị trường ASEAN. Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu khoảng 3,3 tỷ USD đồ nội thất từ khắp thế giới, cho thấy đây là thị trường rất lớn và tiềm năng. Tuy nhiên, hiện DN Việt Nam mới chỉ đóng góp chưa tới 70 triệu USD/năm, tương đương tỷ trọng 5% trong tổng số 3,3 tỷ USD đó. Xuất khẩu nội khối cũng chỉ dừng ở mức 730 triệu USD/năm tương đương khoảng 22%. Những con số này cho thấy lâu nay ngành gỗ ASEAN đã bỏ quên sân nhà và đây cũng chính là cơ hội cho các DN gia tăng thương mại, thay thế nhập khẩu. Bởi lẽ, ngoài quy mô dân số lớn, trong giai đoạn 2017-2030, dự đoán tầng lớp trung lưu ở ASEAN sẽ ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam và Philippines cùng có mức tăng 5,5%, Indonesia tăng 5,2%, Thái Lan 2,2%, Malaysia 2,9%, đây cũng sẽ là đối tượng chính của ngành gỗ, nội thất.

Đặc biệt hơn, theo các chuyên gia AFIC, hoạt động thương mại nội khối ASEAN đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ và sự phát triển rất mạnh của các nền tảng thương mại điện tử. Việc mở rộng mạng lưới phân phối không cần quá nhiều nguồn lực hạ tầng giống như trước đây nữa. Do đó, DN Việt Nam và ASEAN có thể tận dụng lợi thế này để chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển nhà sản xuất kỹ thuật số, người tiêu dùng kỹ thuật số thúc đẩy thị trường tiêu dùng.

Theo ông Khanh, việc liên kết hợp tác trong ngành gỗ ASEAN được dựa trên tiềm lực của từng quốc gia và chiến lược của từng DN. Trong đó, liên kết dọc là các trục mạnh về sản xuất của Việt Nam – Indonesia – Lào – Myanmar kết hợp với trục thương mại – thiết kế - dịch vụ phát triển cao của Thái Lan – Singapore – Malaysia – Philippines. Liên kết ngang là các hiệp hội thành viên AFIC trong định hướng chiến lược và liên minh vì sự phát triển bền vững của ngành. Do đó, lợi thế của các quốc gia sẽ được khai thác tối đa để tạo ra giá trị chung lớn hơn.

Ở tầm nhìn rộng hơn, tác động của thương chiến Mỹ - Trung đang tạo ra dòng dịch chuyển về cung – cầu đồ gỗ từ các khu vực khác tới Đông Nam Á. Số liệu 7 tháng năm 2019 cho thấy, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Trung Quốc - Mỹ đã giảm 18,3% với 14,3 tỷ USD, theo đó, Trung Quốc chỉ còn chiếm 50% thị phần tại Mỹ. Khoảng trống mà Trung Quốc để lại có trị giá tới hơn 20 tỷ USD, xét toàn diện về thực lực, DN ngành gỗ ASEAN hoàn toàn có thể lấp đầy. Hầu hết khách hàng Mỹ, châu Âu đều muốn tìm nguồn hàng ngoài Trung Quốc, đây là thời cơ rất lớn để AFIC có tầm nhìn chung, có nhiều hoạt động đón lấy cơ hội, nâng vị thế của khối để cùng hưởng lợi. Việc liên kết còn giúp bổ sung và tiếp ứng sức mạnh tạo thành đối trọng cạnh tranh các thị trường sản xuất khác như Trung Quốc, EU (Đức, Ý, Ba Lan…). Với tầm nhìn như vậy, HAWA kỳ vọng, ở tương lai không xa, ngành gỗ Việt Nam và ASEAN nói chung sẽ phủ kín bản đồ thương hiệu thế giới.

Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

(HQ Online) - Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động và có độ mở cao nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều sự cạnh tranh, vấn đề xây dựng thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Canada rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

(HQ Online) - Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đang tiến hành hai vụ việc rà soát giá trị thông thường theo yêu cầu của hai nhóm nhà nhập khẩu khác nhau tại Canada.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498 tỷ USD

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498 tỷ USD

(HQ Online) - Giá trị Thương hiệu quốc gia năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong Top121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được xếp hạng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu đang có nhiều tín hiệu tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả này không thể không nhắc đến các nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, điện thoại, máy móc…
Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

(HQ Online) - 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây.
Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

(HQ Online) - Trong quý 1/2024, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam thâm hụt thương mại lớn.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố hôm nay (19/4).
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết quý 1, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

(HQ Online) - Trong tháng 3/2024, có 2 nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng ba con số so với tháng trước.
Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

(HQ Online) - Quý 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (9/4).
Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

(HQ Online) - Ba Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 786% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

(HQ Online) - Tháng 3 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, tăng mạnh về lượng và trị giá so với tháng trước.
Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

(HQ Online) - Phát biểu tại cuộc họp giao ban khối chăn nuôi quý 2/2024, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho biết, theo số liệu cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, trong đó, có nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan, tương đương 240 tấn/tuần, lên tới 720 tấn/tháng.
Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu cảng TPHCM trong gần 3 tháng đầu năm 2024 đạt kim ngạch trên 21 tỷ USD, nhập siêu gần 900 triệu USD.
Kịch bản tăng trưởng cao, XNK năm 2024 dự báo đạt 790 tỷ USD

Kịch bản tăng trưởng cao, XNK năm 2024 dự báo đạt 790 tỷ USD

(HQ Online) - Theo dự báo của nhóm chuyên gia trường Đại học Thương mại, trong kịch bản tăng trưởng cao với những diễn biến kinh tế thuận lợi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa năm 2024 ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, xuất siêu 27,16 tỷ USD.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Hợp tác xã chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 23/4.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi).
WB: Kinh tế Việt Nam có tín hiệu phục hồi, GDP sẽ đạt 5,5% trong năm 2024

WB: Kinh tế Việt Nam có tín hiệu phục hồi, GDP sẽ đạt 5,5% trong năm 2024

Theo WB, kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.
Dự kiến sẽ có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn 4%

Dự kiến sẽ có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn 4%

Việc giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá như lần điều tra trước (10,54%) sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam duy trì được thị trường và ổn định sản xuất.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động