Bài 1: Phụ thuộc 70% nguyên liệu nhập khẩu và hệ lụy
Việt Nam vẫn đều đặn NK khá nhiều ngô để sản xuất TACN trong khi diện tích trồng ngô ngày càng giảm. Ảnh: NT |
Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp. Nhưng với mức độ tự chủ nguyên liệu TACN chỉ đạt khoảng 30%, nhiều năm qua, việc phụ thuộc nguyên liệu TACN NK đã trở thành vấn đề nhức nhối của ngành chăn nuôi Việt Nam. Tình trạng này đã và đang khiến ngành chăn nuôi phải đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế - địa chính trị thế giới có nhiều diễn biến khó lường.
Trị giá nhập khẩu liên tục tăng
Nhìn vào số liệu NK nguyên liệu TACN vài năm trở lại đây thể hiện sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn NK, thậm chí xu hướng chủ yếu là ngày càng gia tăng.
Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%. Để đáp ứng sản lượng TACN công nghiệp, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh. Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn, trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn NK (22,3 triệu tấn). |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, suốt giai đoạn từ năm 2013 đến nay, NK thức ăn gia súc và nguyên liệu chỉ giảm trong 2 năm là 2017 và 2019, còn lại các năm khác trị giá NK đều tăng. Cụ thể, trị giá NK tăng đều đặn từ mức hơn 3 tỷ USD năm 2013 lên hơn 3,25 tỷ USD năm 2014; hơn 3,39 tỷ USD năm 2015 và hơn 3,44 tỷ USD năm 2016. Đến năm 2017, trị giá NK giảm 6,4% so với năm 2016, đạt hơn 3,22 tỷ USD. Ngay sau đó năm 2018, trị giá NK tăng mạnh 21,2% so với năm 2017, đạt hơn 3,91 tỷ USD. Năm 2019, trị giá NK đạt hơn 3,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Sau nhịp giảm vào năm 2019, NK thức ăn gia súc và nguyên liệu ghi nhận quay trở lại tăng liên tục từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm nay với trị giá NK lần lượt đạt hơn 3,84 tỷ USD, hơn 4,93 tỷ USD và hơn 2,6 tỷ USD.
Nếu tách riêng mặt hàng nguyên liệu TACN, thông tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng cho thấy những con số NK khá ấn tượng. Cụ thể, NK nguyên liệu TACN trong giai đoạn 2019-2021 lần lượt lên tới 6,02 tỷ USD, 6,06 tỷ USD và 7,9 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã NK 8,5 triệu tấn nguyên liệu TACN (bao gồm cả thủy sản), trị giá tương ứng là 3,7 tỷ USD (giảm khoảng 33,11% về số lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, ngô là 3,7 triệu tấn (giảm khoảng 52,3% về số lượng và 14,71% về trị giá); khô dầu các loại là 2,2 triệu tấn (giảm 39,65% về số lượng và 25,5% về trị giá); DDGS (bã rượu khô) là 0,43 triệu tấn (giảm 39,8% về số lượng và 17,3% về trị giá); lúa mỳ là 0,73 triệu tấn (giảm 3,7% về số lượng, tăng 24,26% về trị giá).
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đánh giá: nhìn chung trong 10 năm qua, lượng TACN NK liên tục tăng lên với mức gia tăng trung bình khoảng 800.000-1 triệu tấn/năm. Mức độ phụ thuộc nguyên liệu TACN NK khoảng 70%. Nếu tính riêng khu vực sản xuất TACN công nghiệp, mức độ phụ thuộc phải lên tới 85%.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thừa nhận: ngành TACN đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu NK, chủ yếu nhập ngô, đậu tương, khô dầu các loại…
“Nếu phân ra 3 nhóm thể hiện mức độ phụ thuộc nguyên liệu TACN NK gồm nhóm cao, trung bình và thấp thì Việt Nam thuộc nhóm cao. Nhóm nước phụ thuộc ở mức trung bình có thể kể tới như Thái Lan, tự túc được khoảng 50-60%”, ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Người chăn nuôi “ngấm đòn”
Bắt đầu từ cuối tháng 5/2022, giá nguyên liệu TACN theo xu hướng giảm nhẹ. Hiện nay, giá một số nguyên liệu TACN chính so với bình quân trong tháng 6/2022 giảm. Cụ thể, giá ngô hạt 8.600 đồng/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050 đồng/kg (giảm 0,4%); DDGS 10.500 đồng/kg (tương đương); cám gạo chiết ly 5.550 đồng/kg (giảm 0,3%). Dự báo trong thời gian tới, giá một số nguyên liệu chính có thể giảm nhưng không nhiều. Hiện nay, giá các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh theo xu hướng tăng (do một số DN chưa tăng giá trong tháng 5, 6/2022 phải sử dụng nguyên liệu thức ăn giá cao nhập trước đó). Cụ thể, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 13.000 đồng/kg (tăng 0,3%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt 13.350 đồng/kg (tăng 1,1%) và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 13.800 đồng/kg (tăng 1,4%). |
Trong sản xuất TACN công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất. Chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương... chiếm khoảng 10-15%. Bối cảnh phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu TACN NK đã khiến Việt Nam khó kiểm soát giá TACN. Ngành chăn nuôi dễ rơi vào tình trạng bị động, lao đao, đặc biệt khi xảy ra những bất ổn khó lường như xung đột chính trị hay dịch bệnh.
Ông Tống Xuân Chinh thông tin: giá TACN liên tục tăng từ cuối năm 2020, đặc biệt tăng mạnh từ đầu năm 2022 trở lại đây do giá nguyên liệu thế giới tăng cao. Nguyên nhân chính là do xung đột giữa Nga và Ukraine. Đây là 2 nhà XK lúa mì lớn trên thế giới (chiếm khoảng 30% lúa mì, 20% ngô và gần 100% hạt hướng dương XK toàn cầu) nhưng đã dừng XK lúa mỳ làm cho giá lúa mỳ thế giới tăng cao. Điều này đã tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô, khô đậu tương (nguyên liệu chính sản xuất TACN) và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới và Việt Nam.
“Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây một số nước có chính sách tạm dừng XK lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng làm giảm nguồn cung và tăng giá nguyên liệu TACN trên thế giới. Vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho DN và người chăn nuôi khi chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi có xu hướng giảm”, ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Chia sẻ câu chuyện thực tế, bà Quách Thị Hòa, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng (ở xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) cho biết: suốt thời gian dài, dịch Covid-19 khiến sản xuất bị đình trệ, tiêu thụ khó khăn khi các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bị đứt gãy, người chăn nuôi bị thua lỗ. Trong khi đó, từ cuối năm 2020 đến nay, giá TACN tăng liên tục khiến người chăn nuôi càng thêm chất chồng khó khăn.
“Do giá TACN tăng "nóng" từng ngày, trong khi giá gà giảm mạnh và đầu ra khó khăn nên ngay từ thời điểm tháng 7/2021, nhiều thành viên của hợp tác xã đã buộc phải tạm dừng thả nuôi. Năm 2017 - 2018, giá cám loại 25kg là 270.000 đồng/bao. Với mức giá đó, người chăn nuôi lãi 40.000 - 50.000 đồng/con gà, thấp nhất cũng lãi 30.000 đồng/con gà. Tuy nhiên, hơn 1 năm trở lại đây, giá TACN tăng liên tục, người nuôi gà chỉ hòa vốn, thậm chí thua lỗ", bà Hoà nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Hòa Mỹ (hợp tác xã chăn nuôi lợn công nghệ cao với quy mô 3.000 lợn nái, 1.700 lợn thương phẩm/lứa, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm) cũng ngậm ngùi chia sẻ, giá cám tăng quá cao thời gian qua đã khiến đàn lợn nái quy mô từ 3.000 con phải giảm xuống 1.500 con. Là nông dân đầu tiên phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 diễn ra cuối tháng 5/2022 tại Sơn La, ông Thanh đã đem nỗi niềm, tâm tư này đặt câu hỏi với người đứng đầu Chính phủ rằng: “Chính phủ sẽ có chính sách, biện pháp gì để bình ổn giá vật tư đầu vào, tiếp sức, hỗ trợ nông dân?”.
Biểu đồ: Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giai đoạn 2013-2022. Minh họa:M.H |
Nguy cơ ảnh hưởng an ninh thực phẩm
Vấn đề nhiều năm phụ thuộc nguyên liệu TACN NK trở nên nhức nhối, lan toả tới tận Nghị trường Quốc hội. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV diễn ra đầu tháng 6/2022, không ít đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về nội dung này.
Theo đại biểu Trần Đình Gia (đoàn Hà Tĩnh), tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ông đã thảo luận về việc giá TACN tăng là do nguyên liệu làm TACN là ngô tăng rất cao. Năm đó, Việt Nam NK 7 triệu tấn ngô và đến năm 2021, con số NK ngô là hơn 10 triệu. Đáng chú ý, diện tích trồng ngô của Việt Nam lại giảm liên tục từ năm 2015 cho đến nay.
“Ngô là một cây sản xuất có lợi thế của Việt Nam, người dân xác định trồng ngô cũng là truyền thống. Tuy nhiên, cả một khoảng thời gian rất dài không có chính sách để phát triển trồng ngô làm nguyên liệu. Một sản phẩm liên tục phải NK tăng hàng năm mà diện tích sản xuất lại giảm là điều rất đáng băn khoăn. Trong khi đó, Việt Nam lại trồng rất nhiều loại cây nông sản khác, thậm chí còn phải giải cứu”, đại biểu đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (đoàn TPHCM) cũng đặt câu hỏi chất vấn khá sát sườn với “tư lệnh” ngành nông nghiệp: “Chính phủ và ngành nông nghiệp có những giải pháp nào để phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm nhằm giảm NK, phát triển sản xuất trong nước, góp phần kiểm soát giá thức ăn gia súc, gia cầm và kiểm soát giá thịt gia súc, gia cầm trong thời gian tới?”.
Trên thực tế, những nỗi trăn trở, băn khoăn, thậm chí “đau đáu” quan tâm về tình trạng phụ thuộc nguồn nguyên liệu TACN NK không phải là vô cớ. Bởi lẽ, phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài không chỉ gây ra những khó khăn nhãn tiền dễ thấy như biến động giá cả trên thị trường thế giới ngay lập tức làm xáo trộn thị trường nội địa, đẩy người chăn nuôi, ngành chăn nuôi vào cảnh khó khăn mà còn gây ra những hệ lụy khó lường khác. Nói như ông Nguyễn Xuân Dương thì: “Nếu phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu TACN NK trong khoảng thời gian quá lâu, trong trường hợp xảy ra bất ổn có thể gây ảnh hưởng tới an ninh thực phẩm”.
(Bài 2: Sản xuất manh mún, thiếu tầm nhìn)
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics