Xuất khẩu viên nén từ mùn cưa, dăm bào vẫn thu về hàng trăm triệu USD
![]() | Xuất khẩu gỗ vẫn tăng gần 31% bất chấp nhiều khó khăn |
![]() | Chủ động nguồn nguyên liệu để đảm bảo xuất khẩu gỗ “về đích” 14 tỷ USD |
![]() | Rộng cửa xuất khẩu viên nén: “Nút thắt” ở đâu? |
![]() |
Bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu viên nén. Ảnh: N.Thanh |
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, viên nén là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam.
Bình quân mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2021, lượng xuất khẩu viên nén đạt 2,4 triệu tấn, tương đương 273 triệu USD.
Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này mỗi năm chiếm trên 90% trong tổng lượng xuất khẩu.Trong đó, thị trường Hàn Quốc có quy mô lớn hơn so với thị trường Nhật Bản nhưng mức độ ổn định tại thị trường Nhật Bản lại cao hơn.
Theo khảo sát mới đây của Nhóm nghiên cứu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mức giá xuất khẩu viên nén bình quân sang thị trường Nhật Bản hiện cao hơn giá xuất sang Hàn Quốc khoảng 20-30 USD/tấn.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trends nhìn nhận, một trong những điểm mạnh trực tiếp góp phần vào sự hình thành và phát triển của ngành viên nén là nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, được tạo ra từ gỗ phụ phẩm của ngành chế biến.
Nguồn gỗ đầu vào để làm viên nén bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành ngọn gỗ rừng trồng có đường kính khoảng 2cm trở xuống. Các cơ sở chế biến viên nén không đòi hỏi đầu tư về công nghệ quản lý lớn và phức tạp, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất.
Tuy nhiên, ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén hiện đang tồn tại một số mặt hạn chế. Cụ thể, đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý. Một số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) hạn chế, trong khi đòi hỏi của thị trường xuất khẩu về mặt hàng có chứng chỉ ngày càng tăng. Trong khi đó, hiện ngành đang có dấu hiệu cung lớn hơn cầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả việc cạnh tranh không lành mạnh như chèn ép giá.
Dù vậy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, ngành sản xuất viên nén vẫn còn có dư địa để phát triển bền vững. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, lượng viên nén tại thị trường này sẽ có thể mở rộng gấp 3 lần cho tới năm 2024-2025 so với hiện nay.
"Nếu năng lực sản xuất của Việt Nam được giữ nguyên ở mức hiện tại, cung – cầu mặt hàng này sẽ cân bằng trong 2-3 năm tới", đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết.
Bên cạnh đó, ngành có tiềm năng trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm có chứng chỉ FSC. Điều này có thể đạt được thông qua hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các hộ trồng rừng để tạo nguồn gỗ chứng chỉ.
Từ thực tế phát triển của ngành viên nén, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị hình thành một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp ngành như chi hội viên nén là điều cần thiết, bởi điều này sẽ trực tiếp góp phần vào việc điều tiết các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành trong tương lai.
Chi hội đóng vai trò đầu mối thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên thông tin về thị trường đầu ra sản phẩm, bao gồm thông tin về nhu cầu và các yêu cầu pháp lý và bền vững về sản phẩm.
Dữ liệu thống kê về viên nén xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu. Trong đó, có 6 doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu rất lớn (tương đương 8% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu), với lượng xuất của mỗi doanh nghiệp đạt trên 100.000 tấn và tổng lượng xuất của 6 doanh nghiệp này đạt 1,96 triệu tấn, chiếm 61% trong tổng lượng xuất của cả ngành. |
Tin liên quan

Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa
09:46 | 24/06/2025 Xu hướng

Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại
09:45 | 11/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

5 tháng đầu năm: Gỗ Việt khởi sắc trở lại
21:29 | 06/06/2025 Xu hướng

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025
15:04 | 08/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD
14:03 | 08/07/2025 Cần biết

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
