Xuất khẩu nông sản "nhắm" mục tiêu 43 tỷ USD
Xuất siêu 8,7 tỷ USD
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT: Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành năm 2018 đều vượt kế hoạch cả năm và cao hơn năm trước. Cụ thể, GDP nông, lâm, thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây; giá trị sản xuất tăng 3,86%. Đáng chú ý, kim ngạch XK cả năm đạt tới 40,02 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD. Ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, cà phê, hạt điều.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phân tích rõ hơn: Ở lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn và gắn với nhu cầu thị trường. Nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ đã đem lại thu nhập cao gấp trên 5 lần so với sản xuất lúa. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng 2,52%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,5%). Trong lĩnh vực chăn nuôi, một số sản phẩm chăn nuôi bước đầu đã XK như thịt lợn đông lạnh chính ngạch sang Myanmar; thịt gà sang Nhật Bản. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 3,98%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,1%). Với thủy sản, năm 2018 tiếp tục ghi nhận thành công khi tổng sản lượng thủy sản đạt 7,74 triệu tấn, tăng 6,1%. Tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao tăng mạnh (tôm các loại đạt khoảng 800 nghìn tấn, tăng 7,1%; cá tra đạt khoảng 1,426 triệu tấn, tăng 11,1%). Ngành lâm nghiệp cũng không kém cạnh khi đã khai thông thị trường quốc tế cho XK sản phẩm gỗ và lâm sản. Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Hiệp định VPA/FLEGT; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 6,10%...
Giải quyết “nút thắt” tích tụ ruộng đất
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh: Nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều thách thức. Thị trường tiêu thụ ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro, trong khi năng lực quản trị, công tác dự báo cung, cầu còn bất cập. Bên cạnh đó,Việt Nam hiện chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với đánh bắt hải sản; sản phẩm cây công nghiệp giá cả bất lợi; quản lý an toàn thực phẩm vẫn rất khó khăn, phức tạp...
Năm 2019, toàn ngành nông nghiệp đặt mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 3%; giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạch XK khoảng 42 - 43 tỷ USD… Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Bộ sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngành và đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Theo đó, lĩnh vực trồng trọt phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 1,75 - 1,78%; kim ngạch XK tối thiểu 20,5 tỷ USD. Lĩnh vực chăn nuôi phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,95 - 4,15%. Ngành thủy sản phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 4,25 - 4,69%; kim ngạch XK 10,5 tỷ USD. Ngành lâm nghiệp phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 6% và kim ngạch XK 10,5 tỷ USD... "Bên cạnh đó, toàn ngành sẽ tích cực xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường XK; triển khai hiệu quả cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do đem lại; nâng cao chất lượng phân tích dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm; tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thúc đẩy XK nông sản...”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Một số chuyên gia đánh giá, thời gian tới, để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung, XK nông sản nói riêng, thu hút được đông đảo DN đầu tư vào nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Liên quan tới vấn đề này, đứng từ góc độ địa phương, bà Võ Thị Ánh Xuân – Bí thư tỉnh An Giang nêu quan điểm: Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần có thêm nhiều chính sách cụ thể tạo điều kiện tốt nhất cho DN đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ưu tiên tháo gỡ chính sách đất đai tạo điều kiện cho các DN tích tụ ruộng đất. Đồng quan điểm, ông Đặng Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: Tích tụ ruộng đất hiện là một trong những khó khăn nổi cộm của tái cơ cấu nông nghiệp. “Đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT có cơ chế chính sách để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất, đặc biệt là cây lúa và cây ăn quả. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu bổ sung một số chính sách phát triển nông nghiệp, hướng đến khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, phù hợp với lợi thế địa phương, làm động lực cho địa phương phát triển”, ông Sơn nói.
Năm 2018, thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, XK đạt kỷ lục mới, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Nhiều khó khăn, vướng mắc thị trường được tháo gỡ, nhất là những thị trường lớn, thúc đẩy XK, ví dụ như, mặt hàng thịt bò, sữa vào Malaysia; thịt lợn, gà, trứng vào Singapore; thịt lợn, sữa, thủy sản, gạo vào Trung Quốc; thịt gà vào Nhật Bản; thịt lợn đông lạnh vào Myanmar; vú sữa vào Hoa Kỳ; chôm chôm vào New Zealand; chanh leo vào EU... |
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK