Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm khả quan đạt 41 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đồng loạt giảm mạnh | |
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khó chạm mốc 43 tỷ USD | |
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chỉ tăng hơn 1% trong 5 tháng |
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn |
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết qủa XK nông, lâm, thủy sản đạt được từ đầu năm đến nay?
- Năm nay XK nông, lâm, thủy sản khá khó khăn. Do dịch Covid-19 nên có thời gian XK các mặt hàng sang Trung Quốc, thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam phải tạm dừng giao thương biên mậu. Ngoài ra, tại các thị trường XK lớn là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đối mặt thách thức không nhỏ.
Nói như vậy không phải hoàn toàn chỉ có khó khăn mà cũng có những thuận lợi. Thứ nhất là XK gạo năm nay được mùa và được giá. Nhu cầu thế giới tăng cao, nhiều hợp đồng lớn những năm trước không ký được thì năm nay Việt Nam đã ký được. Các thị trường như Philippines và Trung Quốc có nhu cầu tăng khá mạnh về lương thực…
Với một ngành có kim ngạch XK khá lớn là gỗ dù có khó khăn về logistics, đơn hàng gặp khó song vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Riêng trong tháng 6, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt gần 1 tỷ USD, trong khi ban đầu dự đoán chỉ đạt gần 700 triệu USD.
Với mặt hàng hoa quả, tuy lượng xuất sang thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, Australia… chưa nhiều nhưng mở ra tiềm năng lớn. Đáng chú ý, uy tín của hoa quả Việt trên thị trường Australia đang rất cao, tiềm năng phát triển không chỉ năm nay mà trong những năm tới khá tốt…
Riêng mặt hàng thủy sản, dù ngành hàng thủy sản đang gặp khó khăn tại thị trường EU do bị áp dụng “thẻ vàng” với hải sản song cơ bản vẫn duy trì được các hoạt động XK.
Từ các yếu tố trên, tính tới hết tháng 6, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt được cơ bản tương đương so với năm 2019.
Dự báo tình hình XK nông, lâm, thủy sản nửa cuối năm sẽ đối mặt với những khó khăn ra sao, liệu có đạt mục tiêu XK đặt ra cả năm không, thưa Thứ trưởng?
- Tình hình thời gian tới khá khó lường bởi diễn biến dịch Covid-19 vẫn tương đối phức tạp. Tại Trung Quốc dịch Covid-19 lại tiếp tục bùng phát, có thể có nguy cơ Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ giao thương biên mậu. Tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng khó tránh khỏi nguy cơ dịch bùng phát lần 2; ở châu Âu dịch cũng vẫn diễn biến phức tạp…
Dù vậy, nếu tình hình diễn biến thị trường tiến triển tốt, vẫn như thời điểm nửa cuối tháng 6 đến nay thì dự báo ngành nông nghiệp vẫn có thể đạt được kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản 41 tỷ USD cả năm. Ngược lại, nếu xảy ra tình trạng dịch Covid-19 bùng phát trở lại nghiêm trọng, các thị trường đóng cửa thì rất khó đoán định.
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành cũng như mục tiêu XK 41 tỷ USD trong năm nay, xin Thứ trưởng cho biết thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như thế nào?
- Toàn ngành xác định mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đặt ra như: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả hơn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm chủ lực địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”).
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT xác định đẩy mạnh phát triển thị trường XK; mở rộng thị trường XK chính ngạch các sản phẩm chủ lực; tích cực đàm phán mở cửa thị trường XK, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng; hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng còn là triển khai tích cực, khai thác hiệu quả cơ hội của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đem lại, tăng cường các hoạt động phát triển thị trường; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; trọng tâm là phát triển DN, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để đẩy mạnh XK khi FTA Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực…
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh tập trung XK, thúc đẩy mạnh mẽ khai thác thị trường nội địa với gần 100 triệu dân là một trong những giải pháp khả quan giúp tiêu thụ nông, lâm, thủy sản Việt giảm bớt rủi ro, từng bước đảm bảo cho sự phát triển bền vững hơn. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào?
- Thị trường nội địa với 100 triệu dân hiện nay có thể nói là rất hấp dẫn. Nhu cầu tiêu dùng trong nước với thực phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng lên.
Từ trước tới nay Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mới chỉ chú trọng lĩnh vực công nghiệp, thời gian tới cần chú trọng hơn tới lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề mấu chốt là phải cung ứng những sản phẩm sạch, an toàn, áp dụng quy trình sản xuất… Muốn chinh phục thị trường nội địa, ngoài đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng cần có cả chiến dịch tuyên truyền vận động, tổ chức điểm bán hàng... Ví dụ như hiện nay, toàn quốc có khoảng 3.000 điểm bán hàng nông sản sạch cần phát triển lên… Phải thay đổi cả tư duy và khâu tổ chức.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
09:12 | 27/08/2024 Kinh tế
Chiếu xạ Toàn Phát đủ điều kiện chiếu xạ xoài và nhãn tươi xuất khẩu sang Úc
13:54 | 29/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics