Hàng Việt “đổ bộ” châu Phi
Việt Nam ủng hộ Chiến lược của LHQ nhằm hỗ trợ khu vực Các hồ Lớn châu Phi | |
Thép Hòa Phát lần đầu xuất khẩu đi châu Phi | |
Cẩn trọng khi giao dịch với đối tác châu Phi |
Giá mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam tại nhiều nước khu vực châu Phi hiện đang rất cạnh tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhiều cơ hội cho Gạo, tiêu, thuỷ sản, da giày
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi. Những năm qua, trao đổi thương mại hai chiều ghi nhận mức tăng trưởng khả quan.
“Với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 30 triệu km2, dân số khoảng 1,3 tỷ người và có nhu cầu cao NK nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng XK chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là thị trường đa dạng cơ hội cho DN Việt Nam”, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đánh giá.
Ở góc độ ngành hàng, hiện nay, mặt hàng XK lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang châu Phi). Vấn đề an ninh lương thực vốn được các nước châu Phi quan tâm và càng được quan tâm hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Do vậy, gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh XK sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Ngoài gạo, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để NK cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Đáng chú ý, ngoài XK thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này. Ngoài ra, các nước châu Phi, nhất là Nam Phi, Nigeria, Kenya cũng có nhu cầu lớn về hàng dệt may, giày dép, do người dân nơi đây ngày càng quan tâm chăm sóc vẻ bề ngoài, tăng nhu cầu ăn mặc…
Đi sâu phân tích kỹ hơn thị trường Ai Cập, ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, mặc dù là nước XK nông sản nhưng hiện Ai Cập đang giảm sản xuất cây trồng tiêu tốn nguồn nước nên họ phải NK nhiều nông sản như gạo, rau. Ngoài ra, thị trường này cũng có nhu cầu lớn với những loại hạt chưa chế biến như hạt tiêu, hạt điều…
Tương tự, ở thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria chia sẻ, nước này NK nhiều hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, nông sản (gạo, gia vị các loại, trong đó có hạt tiêu, hạt điều nhân…), thủy hải sản (cá tra, cá basa phi lê, cá ngừ nguyên liệu). Giá cả các mặt hàng thủy, hải sản ở thị trường này đắt nên giá của Việt Nam khá cạnh tranh. Ngoài ra, những mặt hàng vật liệu xây dựng, vải, sợi, giày dép cũng có triển vọng tại thị trường này.
Vượt qua thách thức ngôn ngữ
Nhiều năm qua, không ít mặt hàng XK của Việt Nam quá lệ thuộc vào một số thị trường lớn, truyền thống là một hạn chế trong XK, đặt ra rủi ro cao khi “bỏ trứng vào 1 giỏ”. Làm thế nào để đa dạng hoá thị trường XK, giảm thiểu rủi ro nhất là khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới được các chuyên gia kinh tế quan tâm. Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, ở thời điểm hiện tại việc mở rộng và phát triển hợp tác thương mại với các thị trường mới giàu tiềm năng tại khu vực châu Phi là một trong những giải pháp Việt Nam cần hướng đến mạnh mẽ hơn.
Ở góc độ lợi thế của thị trường châu Phi, bà Nguyễn Minh Phương, đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) phân tích thêm, nguồn nguyên liệu và lao động của châu Phi dồi dào, có nhiều FTA đã được ký. Bên cạnh đó, các nước châu Phi đang thu hút đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài nên chính sách thông thoáng. “Đây là những điều kiện thuận lợi để DN Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với thị trường này. Ngoài ra, các DN Việt Nam có nhiều lợi thế khi XK sang châu Phi do hai bên có mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp, người dân châu Phi ưu ái sử dụng hàng Việt”, bà Phương nói.
Nhiều cơ hội, song muốn thúc đẩy XK vào thị trường châu Phi cũng không dễ dàng. Các DN phải chuẩn bị tâm thế vượt qua nhiều thách thức khá điển hình. Thực tế suốt thời gian qua cho thấy, tình trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại ở các nước châu Phi khá phổ biến. Gần đây nhất là những vụ lừa đảo thông qua hình thức đấu thầu. Đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị DN Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục hoặc đối tượng chào bán hàng cho DN Việt Nam với giá thấp, yêu cầu DN Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ phía DN Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nổi cộm khi muốn tăng tốc XK vào thị trường châu Phi là hàng Việt phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Ngoài ra, thuế NK ở một số nước cũng tương đối cao. “Tại Algeria, thuế NK vào nước này bình quân trên 30%. Ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được”, ông Hoàng Đức Nhuận thông tin.
Ngôn ngữ cũng là một rào cản không thể không thể tới. Nhiều nước châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả rập. Do đó, DN Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Mặt khác, các nước châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi, vì vậy, những sản phẩm vào thị trường này cũng cần quan tâm đến giấy chứng nhận Halal...
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK