Xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia mới nổi
Căng thẳng Mỹ-Trung gây xu hướng lo ngại mới về môi trường Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại Mỹ Latinh lao đao trước cuộc khủng hoảng phân bón |
Mỹ Latinh có tốc độ tăng trưởng thấp. |
Điều này phù hợp với mong muốn của Iran, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện cũng tìm cách mở rộng sự hiện diện lâu dài ở Mỹ Latinh. Quan hệ giữa hai khu vực này cho thấy nhu cầu “xích lại gần nhau” của các quốc gia mới nổi trong một thế giới đa cực.
Từ lâu, Mỹ đã coi Mỹ Latinh là nhà cung cấp nguyên liệu thô đáng tin cậy. Đối với Liên minh châu Âu (EU), báo cáo gần đây của cựu Thủ tướng Italy Mario Draghi về khả năng cạnh tranh của khu vực đã khẳng định định hướng chiến lược trong chính sách đối ngoại của châu Âu.
Đó là hướng tới nguồn cung năng lượng và tài nguyên thiên nhiên ổn định. Nhưng nhiều Chính phủ ở Mỹ Latinh đã từ chối các điều khoản hoặc nhiệm vụ chính trị mà các nước Bắc bán cầu trước đây cố áp đặt với khu vực này, trong các thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại.
Trong bối cảnh Trung Đông dường như là khu vực duy nhất sẵn sàng đối xử tôn trọng với Mỹ Latinh và trao cho các đối tác ở đó những thỏa thuận thương mại công bằng, không kèm theo các điều kiện lớn, sự hợp tác giữa hai bên được coi là lý tưởng.
Với Mỹ Latinh - khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp (theo ước tính hiện tại là 2,1%) và phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu thô, đa dạng hóa hết sức quan trọng.
Chiến lược này áp dụng đối với toàn bộ khu vực. Nhưng mỗi nước có những định hướng và lợi ích khác nhau, do đó một số nước ở Trung Đông dường như trở thành đối tác đặc biệt hữu ích.
Trong khi quan hệ giữa Mỹ và châu Âu với các nước Nam Mỹ căng thẳng từ nhiều thập kỷ trước, Iran đã tổ chức các chuyến thăm cấp cao tới khu vực này, đồng thời thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại và quốc phòng.
Khác với Iran, UAE chỉ bắt đầu chú ý tới Mỹ Latinh từ năm 2005, khi hội nghị thượng đỉnh giữa các quốc gia Nam Mỹ và các nước Arập lần đầu tiên được tổ chức. Sau đó, UAE tham gia hợp tác Nam-Nam, ký kết các hiệp định thương mại công bằng và toàn diện với cả Colombia và Costa Rica.
Với tầm nhìn về tương lai, việc mở rộng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS mang lại nhiều động lực cho quan hệ giữa Mỹ Latinh với Trung Đông. Một số quốc gia, bao gồm Cuba và Bolivia, muốn gia nhập BRICS.
Đối với Brazil, quốc gia Mỹ Latinh duy nhất nằm trong số các nước sáng lập BRICS, mối quan hệ đối tác với Saudi Arabia là lý do để tăng cường quan hệ giữa Trung Đông và Nam Mỹ.
Mỹ và EU cần hiểu rằng Mỹ Latinh không còn là "sân sau" hay "siêu thị nguyên liệu thô" của họ. Mỹ Latinh giờ đây là một khu vực đang nỗ lực tìm kiếm sự đa dạng hóa một cách độc lập và hợp pháp.
Tin liên quan
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu tăng hơn 1 USD sau khi EU thông báo gói trừng phạt mới nhằm vào Nga
09:13 | 12/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics