Xây dựng thương hiệu, xúc tiến xuất khẩu cam tại thị trường tiềm năng
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trung Hiếu |
Chiều nay, 23/11/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh”.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, cam là một trong 15 cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp địa phương với 2 loại chính gồm: cam Bù và cam Chanh.
Nhờ khả năng thích ứng và được sự cộng hưởng của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù của Hà Tĩnh, đồng thời được người dân đầu tư, áp dụng quy trình sản xuất thâm canh, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thực phẩm nên các sản phẩm cam Hà Tĩnh có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, đặc biệt hơn các vùng khác.
Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã chỉ đạo xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây cam Hà Tĩnh để minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống đã kết nối với trên 1.611 hộ dân và 278 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác trồng cam trên địa bàn tỉnh.
Về mặt tiêu thụ, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Bộ Công Thương kết nối tiêu thụ cam Hà Tĩnh tại hệ thống phân phối, bán lẻ lớn như: chuỗi siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Tập đoàn Masan, siêu thị Co.opmart, siêu thị Big C; xây dựng gian hàng cam Hà Tĩnh trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam như: Voso, Postmart, Sendo, Shopee và sàn thương mại điện tử của tỉnh.
Đồng thời, tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức xúc tiến quảng bá, kết nối với các doanh nghiệp đầu mối để đưa sản phẩm cam Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng trong nước. Đến nay, sản lượng cam được tiêu thụ đạt 13.000 - 14.000 tấn.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, phát huy lợi thế điều kiện đất đai, khí hậu, sự quan tâm ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong canh tác…, Hà Tĩnh đã xây dựng được các vùng trồng cam tập trung, tạo ra những vườn cam trĩu quả, màu sắc hấp dẫn, hương thơm vị ngọt đậm đà, tạo nên sự khác biệt về mẫu mã, chất lượng và danh tiếng cho cam Hà Tĩnh.
Các địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản nhằm gia tăng giá trị sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cam. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Để đảm bảo vụ cam 2021 thắng lợi và phát triển sản xuất cam hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh trồng cam lớn khác nói chung tập trung quan tâm đến một số vấn đề lớn.
Trước tiên, đó là tập trung thâm canh, cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng, mở rộng áp dụng quy trình thực hành tốt sản xuất nông nghiệp (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, các địa phương cần hạn chế tối đa tình trạng gia tăng diện tích, phát triển nóng cây cam, nhất là tại các vùng không phù hợp; tiếp tục rà soát các vùng sản xuất cam hàng hóa theo định hướng phát triển tập trung, đầu tư thâm canh, gắn với phát triển chế biến, đa dạng hóa sản phẩm.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu liên kết với người sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản nhằm gia tăng giá trị sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cam.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Các địa phương cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chủ động và chú trọng công tác phát triển thị trường nội địa, đặc biệt là các vùng đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ du lịch; từng bước xúc tiến thương mại tại một số thị trường xuất khẩu có tiềm năng”.
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Chiếu xạ Toàn Phát đủ điều kiện chiếu xạ xoài và nhãn tươi xuất khẩu sang Úc
13:54 | 29/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Lạng Sơn: Đề xuất chia sẻ dữ liệu với Nền tảng cửa khẩu số để tạo thuận lợi xuất khẩu nông sản
08:55 | 25/05/2024 Hải quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK