Facebook Twitter youtube Tiktok

Xác thực người bán để chống hàng giả, bảo vệ người mua

Khi thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phổ biến tại Việt Nam với hơn 61 triệu người dùng, yêu cầu định danh người bán thông qua VNeID được xem là bước đi cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo minh bạch trong giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là đối với nhóm kinh doanh nhỏ lẻ.
Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử
Xác thực người bán để chống hàng giả, bảo vệ người mua
Hiện có hơn 61 triệu người tại Việt Nam sử dụng các nền tảng TMĐT, điều này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này. Nguồn: Internet.

Siết chặt quản lý người bán

Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện có hơn 61 triệu người tại Việt Nam sử dụng các nền tảng TMĐT, có nghĩa cứ 5 người thì có 3 người tham gia mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ là hàng loạt hệ lụy. Việc người dùng phải chia sẻ thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng trên nhiều nền tảng TMĐT khiến nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu, lừa đảo hay đánh cắp danh tính ngày càng gia tăng.

Gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp giả mạo sàn TMĐT nhằm gửi các đường link lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang là vấn đề nhức nhối, nhất là trong các đợt giảm giá lớn. Thực tế không phải sàn TMĐT nào cũng có khả năng kiểm duyệt chất lượng hàng hóa chặt chẽ. Việc giao hàng nhanh, liên tục cũng tạo áp lực lên hệ thống vận chuyển và gây ô nhiễm môi trường do lượng rác thải bao bì tăng mạnh.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần thiết định danh và xác thực thông tin người bán.

Theo đó, người bán khi tham gia sàn TMĐT buộc phải xác thực các thông tin như: tên thương nhân, địa chỉ, mã số định danh cá nhân và mã số thuế trước khi được phép cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hồi tháng 1/2025, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu và đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật liên quan nhằm siết chặt quản lý người bán trên nền tảng TMĐT.

Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ phối hợp cùng Bộ Công an và các đơn vị chức năng để áp dụng các biện pháp kỹ thuật sàng lọc, cảnh báo và ngăn chặn những gian hàng không tuân thủ quy định. Trong trường hợp phát hiện gian hàng vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại.

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động TMĐT (Cục TTMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) nhấn mạnh sự cần thiết của việc xác thực điện tử người bán trên các nền tảng TMĐT. Theo bà Hà, việc kết nối với hệ thống VNeID là để tăng cường quản lý hoạt động TMĐT, đặc biệt là người bán, trở nên minh bạch hơn.

Các biện pháp trên sẽ lần lượt triển khai theo lộ trình. Giai đoạn đầu, cơ quan quản lý tập trung tuyên truyền, hỗ trợ và nhắc nhở. Nếu người bán vẫn cố tình không thực hiện đúng quy định, các hình thức xử lý nghiêm khắc hơn như cảnh cáo, tạm khóa hoặc chấm dứt hoạt động sẽ được áp dụng.

Sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng

Bám sát các quy định, chủ trương của cơ quan quản lý, các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Sendo đã chủ động phối hợp với cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hướng dẫn nhà bán hàng, tổ chức, cá nhân cập nhật thông tin và kê khai, xác thực thông tin qua VNeID.

Người bán khi tham gia sàn TMĐT buộc phải xác thực các thông tin như: tên thương nhân, địa chỉ, mã số định danh cá nhân và mã số thuế trước khi được phép cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Các sàn TMĐT khẳng định, dữ liệu cá nhân của người bán sẽ được mã hóa và chỉ phục vụ cho mục đích quản lý, không chia sẻ cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của người bán. Nhờ vậy, quá trình định danh của người bán trở nên thuận tiện và an toàn.

Mặc dù vậy, quá trình triển khai vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ và cá nhân tỏ ra bối rối với việc sử dụng công nghệ số, đặc biệt là thao tác với ứng dụng định danh điện tử như VNeID. Một số tiểu thương lo ngại chi phí phát sinh cũng như rào cản kỹ thuật trong quá trình kê khai và xác thực thông tin.

Ông Đỗ Hoàng Minh – nhà bán hàng lâu năm trên sàn Shopee chia sẻ: Định danh người bán là cần thiết, nhưng quá trình triển khai cần có sự đồng hành, hỗ trợ của các sàn TMĐT. Lộ trình triển khai phù hợp, nhà bán hàng mới kịp thời thích nghi, điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, sàn TMĐT đóng vai trò đồng hành quan trọng. Các sàn cần công khai quy trình xử lý vi phạm, minh bạch cơ chế khiếu nại – tố cáo để người tiêu dùng có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Quan trọng hơn, nếu không có chính sách hỗ trợ người bán, có thể gây ra những xáo trộn đáng kể đối với nhóm tiểu thương – lực lượng chiếm phần lớn trong hệ sinh thái TMĐT.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ kỹ thuật cho người bán cũng cần thiết để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số. Lộ trình thực hiện cần đủ linh hoạt để vừa đạt mục tiêu quản lý vừa tạo điều kiện cho nhà bán hàng, doanh nghiệp, cá nhân thích nghi dần với quy định mới.

Thái Hằng

Tin liên quan

VOBF 2025 - sân chơi lớn của thương mại điện tử Việt Nam

VOBF 2025 - sân chơi lớn của thương mại điện tử Việt Nam

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VOBF) 2025 là sự kiện thường niên do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức. VOBF 2025 sẽ diễn ra tại hai đầu cầu lớn là TP. HCM (ngày 22/4) và TP. Hà Nội (ngày 25/4), với sự tham gia của đông đảo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025

Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025

Theo ReportLinker, với giá trị ước tính đạt 25 tỷ USD, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam chiếm 9% tổng doanh số bán lẻ toàn quốc, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế số Việt Nam.
TP.HCM: Nhiều hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

TP.HCM: Nhiều hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Theo thông tin từ Chi cục Thuế khu vực II, tính đến hết quý I/2025, đơn vị đã khai thác dữ liệu và thanh kiểm tra trong 560.898 tổ chức, hộ - cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT). Kết quả đã phát hiện nhiều hộ kinh doanh vi phạm với tổng số thuế truy thu, xử phạt 151 tỷ đồng.
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội

Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội

Bộ Y tế đề nghị tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook... nhằm phát hiện, xử lý việc sản xuất, kinh doanh trái phép, nghi ngờ giả.
Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, buộc các nhà bán hàng phải thay đổi chiến lược. Thay vì cắt giảm chi phí, họ chọn mở rộng hoạt động, tận dụng công nghệ và đề cao trải nghiệm khách hàng để thích ứng với bối cảnh mới.
Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử

Theo khảo sát của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo (Sapo), có tới 66% nhà bán hàng trên các sàn, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) ghi nhận năm 2024 không có sự tăng trưởng, phần lớn bị sụt giảm doanh thu từ 10% trở lên.
Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo… tích cực tích hợp các hình thức thanh toán hiện đại để tăng trải nghiệm người dùng, thuận tiện trong quá trình giao dịch.
Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử quý I/2025 đạt 34,5 nghìn tỷ đồng

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử quý I/2025 đạt 34,5 nghìn tỷ đồng

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Theo dự báo từ Metric, xu hướng thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong quý II/2025 của 5 sàn Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo sẽ tăng trung bình 7,5% so với quý I/2025.
Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng 46%, thương mại điện tử Việt Nam đối diện thách thức

Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng 46%, thương mại điện tử Việt Nam đối diện thách thức

Việc Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra áp lực cho doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Giá sản phẩm tăng, đơn hàng giảm, áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược và tìm hướng đi mới để duy trì hoạt động.
Áp lực tăng phí lên các sàn thương mại điện tử

Áp lực tăng phí lên các sàn thương mại điện tử

Từ ngày 1/4/2025, một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, TikTok Shop và Lazada đồng loạt tăng phí dịch vụ, sẽ tác động và tạo áp lực lớn đối với cả người bán lẫn người tiêu dùng. Điều này khiến nhiều nhà bán hàng đối mặt với khó khăn, trong khi người mua hàng lo ngại giá cả các mặt hàng tăng cao.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Tỉnh Sơn La đề nghị các huyện, thị xã rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả...
Hải quan khu vực XII gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới

Hải quan khu vực XII gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới

Chi cục Hải quan khu vực XII đã chủ động triển khai nhiều hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp, tăng cường các giải pháp trao đổi thông tin, các kênh hỗ trợ, giải đáp vướng mắc về chính sách, thủ tục hải quan.
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội

Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội

Bộ Y tế đề nghị tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook... nhằm phát hiện, xử lý việc sản xuất, kinh doanh trái phép, nghi ngờ giả.
Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Bắc Giang bắt đầu xây dựng kế hoạch, hợp tác với các doanh nghiệp để đa dạng thị trường tiêu thụ vải thiều...
Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

41 tờ khai hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ của doanh nghiệp thực hiện qua cửa khẩu TPHCM đã hủy trong tháng 4/2025. Đáng chú ý, có 1 doanh nghiệp bị hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

Theo Cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng đầu năm 2025 do ngành Thuế thực hiện đạt 668.313 tỷ đồng, bằng 38,9% dự toán, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Người nộp thuế dễ dàng thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua một số thao tác đơn giản trên eTax Mobile.
(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

Podcast chuyên đề đề cập đến những bước đi chủ động và đầy trách nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là ngành Tài chính, nhằm ứng phó với sức ép tăng thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, hỗ trợ doanh nghiệp, giúp duy trì dòng chảy thương mại quốc tế.
Phiên bản di động