Vinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 “cục nợ”
Chịu tác động kép, PVN dự báo sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ | |
Thua lỗ chất chồng, Vinachem “kêu cứu” cho 4 dự án “sa lầy” |
Nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong số những dự án thua lỗ điển hình trong danh sách 12 đại dự án, doanh nghiệp thua lỗ ngành Công Thương. Ảnh: Nguyễn Thanh |
4 doanh nghiệp lỗ tăng 246%
Báo cáo mới đây của Vinachem cho thấy, quý I/2020 doanh thu Vinachem ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, 4 doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém (gồm: Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP-Vinachem; Công ty CP DAP số 2-Vinachem, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình) tiếp tục lỗ khoảng hơn 800 tỷ đồng, tăng tới 246% so với cùng kỳ 2019.
Còn lại các doanh nghiệp khác của Vinachem có kết quả kinh doanh khá ổn định, đem lại số lợi nhuận là 363 tỷ đồng, tăng 32%. Như vậy, tính riêng số lỗ của 4 “cục nợ” Vinachem đang phải gánh đã lớn hơn lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại. Điều này tạo sức ép lên cả tập đoàn.
Theo Vinachem, do tác động của dịch Covid-19, 4 đơn vị yếu kém kể trên tiếp tục khó khăn về chi phí lãi vay đầu tư, đặc biệt là chi phí tăng mạnh do phải hạch toán lãi phạt trên lãi chậm trả; khó khăn trong việc vay vốn lưu động, lãi suất vay vốn lưu động tiếp tục phải chịu cao hơn mặt bằng thị trường từ 1-2,5%.
Ngoài ra, khó khăn, lo ngại được Vinachem chỉ ra với toàn tập đoàn là việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sẽ xảy ra “khủng hoảng thiếu”, không có, chậm tiến độ hoặc phải mua giá cao, kể cả đã có hợp đồng đối với các vật tư, thiết bị, nguyên nhân vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu.
Hiện, các nhóm ngành của Vinachem chỉ đủ nguyên liệu đến tháng 5/2020. Trường hợp dịch bệnh bùng phát và kéo dài khả năng sẽ xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm cũng giảm mạnh cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Ở trong nước, hầu hết mặt hàng chủ lực của Vinachem như phân bón, cao su, hóa chất, pin ắc quy... đều tiêu thụ giảm mạnh về giá và lượng do nhu cầu trong nước suy giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, việc hạn chế giao thương hàng hóa qua biên giới giữa các nước cũng làm đơn hàng sụt giảm mạnh, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc giảm sản lượng nghiêm trọng ở hầu hết thị trường như Mỹ, châu Âu, Brazil, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á...
Nguy cơ gánh lỗ hàng nghìn tỷ đồng
Theo đánh giá của Vinachem, tình hình 4 doanh nghiệp, dự án yếu kém kể trên sẽ còn tiếp tục khó khăn nếu dịch Covid-19 không sớm kết thúc.
Tập đoàn này tính toán, trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý II/2020, 4 doanh nghiệp yếu kém trên sẽ lỗ tới 3.444 tỷ đồng, tăng 33,9% so với kế hoạch. Trong khi, lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, chỉ đạt khoảng 1.150 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra.
Điều đó khiến doanh thu cả năm của Vinachem chỉ ước đạt hơn 39.200 tỷ đồng, giảm gần 15% so với kế hoạch năm 2020.
Còn trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý III/2020, 4 doanh nghiệp yếu kém kể trên lỗ tới hơn 3.600 tỷ đồng, tăng 41,7% so với kế hoạch. Các doanh nghiệp còn lại lợi nhuận ước đạt 962 tỷ đồng, giảm gần 1 nửa so với kế hoạch. Do đó, Vinachem sẽ phải gánh lỗ nặng.
Trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý IV/2020, 4 doanh nghiệp yếu kém của Vinachem có thể lỗ hơn 3.700 tỷ đồng, tăng 45,7% so với kế hoạch. Cụ thể, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chi phí khấu hao tăng hơn 440 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 122 tỷ đồng so với năm 2019.
Công ty CP DAP-Vinachem chi phí khấu hao tăng 47 tỷ đồng so với năm 2019. Công ty CP DAP số 2-Vinachem chi phí khấu hao tăng 131 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình chi phí khấu hao tăng hơn 436 tỷ đồng.
Các đơn vị còn lại của Vinachem lợi nhuận năm 2020 ước đạt 816 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với kế hoạch. Như vậy, tính chung toàn tập đoàn, Vinachem sẽ phải gánh khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng chỉ vì mang 4 "cục nợ" trên vai.
Trước những khó khăn chất chồng kể trên, Vinachem đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét gỡ khó một số khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho 3 dự án là đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP số 2-Vinachem.
Cụ thể đó là, cơ cấu kéo dài thời hạn vay tối đa thành 30 năm; không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả kể từ khi phát sinh; điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay,... Đối với khoản vay Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Vinachem đề nghị cho 3 dự án trên được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển nhóm nợ; tiếp tục cho vay vốn lưu động.
Ngoài ra, Vinachem đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính cho phép các dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy đạm Hà Bắc và DAP số 2-Vinachem được tiếp tục giảm 50% mức phải trích khấu hao tài sản cố định hàng năm theo phương án đường thẳng từ năm 2020 đến năm 2025, phần giá trị giãn khấu hao sẽ được phân bổ vào những năm còn lại của tài sản cố định.
Tin liên quan
Thủ tướng: Chính sách lãi vay chưa tương xứng với dư địa chính sách tiền tệ
16:22 | 14/03/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vinachem đã trả hết 340 triệu USD nợ gốc và lãi cho China Eximbank
14:24 | 27/09/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VINACHEM thoái vốn thành công hơn 3 triệu cổ phần tại TIBACO
16:38 | 04/01/2023 Chứng khoán
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá gần 29.000 vụ án
Phấn đấu GDP vượt 8%
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics