Vì sao xuất khẩu cao su liên tục tăng "khủng"?
![]() | Cần nâng cao vị thế của hộ tiểu điền trong chuỗi cung ngành cao su |
![]() | Giá cao su trên các thị trường chính tiếp tục tăng |
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế 3 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su đạt 406,47 nghìn tấn, trị giá 674,66 triệu USD, tăng 77,4% về lượng và tăng tới 102,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 3/2021 và 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 290,16 nghìn tấn cao su, trị giá 463,07 triệu USD, tăng 103,1% về lượng và tăng 128% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Võ Hoàng An-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam đánh giá, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Vì vậy, các chính sách và "sức khỏe" nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng thu mua dự trữ cao su đã tạo đà tăng cho giá cao su từ những tháng cuối năm 2020.
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá cao su thiên nhiên bình quân trên thế giới nhìn chung tăng mỗi tháng, chủ yếu do kinh tế Trung Quốc phục hồi khá nhanh.
Ngoài ra, quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới này thường gia tăng thu mua cao su thiên nhiên vào những tháng trước khi bắt đầu mùa nghỉ cạo (thường là sau Tết Nguyên đán kéo dài đến đầu tháng 4 hàng năm) để dự trữ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất. "Đó cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy giá cao su tăng cao trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021", ông An nói.
Vị này chia sẻ thêm, Trung Quốc được biết đến là công xưởng của thế giới, nên không chỉ riêng Việt Nam mà gần như cả thế giới đều phụ thuộc vào thị trường này. Trong những năm gần đây, ngành cao su Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng đến những thị trường “khó tính” hơn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia sở tại, đơn hàng từ các thị trường này trong năm 2020 và đầu năm 2021 rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên lại liên tục tăng cao tại Trung Quốc nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả từ rất sớm.
Theo báo cáo cập nhật của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) tháng 2/2021, sản lượng cao su thiên nhiên năm 2021 dự kiến đạt 13,799 triệu tấn, tăng 6,4% so với dự báo 13,653 triệu tấn của tháng 1/2021. Trong khi đó, tiêu thụ cao su thiên nhiên năm nay được dự báo đạt 13,600 triệu tấn, tăng 5,3% so với dự báo trước đó.
Trong ngắn hạn, thị trường cao su thiên nhiên tiếp tục nhận được sự hỗ trợ khi nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu vẫn còn ở mức thấp trong tháng 4/2021 do mùa rụng lá; tiến độ của chương trình tiêm chủng và phân phối vắc xin trên thế giới; sự xuất hiện của kế hoạch đầu tư hạ tầng 2.300 tỷ USD của Mỹ; Quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027 với tổng trị giá 1.800 tỷ Euro của EU...
"Từ các yếu tố tác động đến nền kinh tế nói chung và thị trường cao su nói riêng, có thể nhận định trong ngắn hạn, thị trường cao su có những yếu tố cơ bản thuận lợi giúp giá cao su phục hồi trở lại ít nhất cho đến quý 2/2021, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19", ông An phân tích.
Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam nhấn mạnh, xuyên suốt năm 2021, ngành cao su Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức từ tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cùng những yếu tố không thuận lợi của thời tiết và thị trường để tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa duy trì, ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh.
Đồng thời, tăng cường tận dụng các yếu tố thuận lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết với các nước trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.
Trong báo cáo cập nhật tháng 4/2021, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra dự báo giá cao su RSS 3 (SICOM) trung bình cho cả năm 2021 là 2.250 USD/tấn, sau đó phục hồi dần lên khoảng 2.260 – 2.280 USD/tấn trong giai đoạn 2022 – 2030, và đạt khoảng mức 2.300 USD/tấn vào năm 2035. |
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
10:26 | 24/04/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I
10:23 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương
21:37 | 25/04/2025 Xu hướng

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu
20:21 | 23/04/2025 Xu hướng

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều
20:06 | 23/04/2025 Xu hướng

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD
16:13 | 23/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”
14:37 | 23/04/2025 Xu hướng

Chuyên gia kinh tế nói gì trước việc Bộ Công Thương thu hồi C/O, CNM, REX của VCCI?
14:17 | 23/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng chậm lại
10:48 | 23/04/2025 Xu hướng

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile
21:30 | 22/04/2025 Xu hướng

Hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh: Từ vùng cát khô đến kệ hàng xuất khẩu
21:23 | 22/04/2025 Xu hướng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI
13:33 | 22/04/2025 Xu hướng

Đến 15/4, có 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
13:28 | 22/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu rau quả sang Singapore chờ bứt tốc
11:30 | 22/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ đạt 2,1 tỷ USD
11:06 | 22/04/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế

Hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
