Ví điện tử tranh giành thị phần
Khách hàng thanh toán tiền xăng bằng ví điện tử MoMo tại cây xăng PVOil. Ảnh: ST |
Cạnh tranh gia tăng
Những ngày gần đây, thị trường rộ tin Alibaba – một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc, đang rót vốn mua lại lượng lớn cổ phần của eMonkey – là ví điện tử của Công ty CP Dịch vụ thương mại và công nghệ M-Pay. Trước đó, ví điện tử Moca cũng đã bán cổ phần cho Grab, Airpay bán 30% cổ phần cho Sea Limited (Công ty có cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Tencent – đối thủ của Alibaba), True Money (Thái Lan) nắm giữ 90% vốn của 1Pay, Payoo bán 64% vốn cho Tập đoàn NTT Data (Nhật Bản)…
Ở trong nước, nhiều ngân hàng, DN cũng đã công bố nhảy vào lĩnh vực ví điện tử với hàng loạt các gương mặt mới như Be Group hợp tác với VPBank ra mắt beFinancial, Go-Việt cũng rục rịch cho ra đời ví điện tử Go-Pay. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố thông tin về việc cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty CP VinID Pay (thuộc Tập đoànVingroup) với dịch vụ được cấp phép là ví điện tử VinID.
Việc ngày càng có thêm nhiều đối thủ mới gia nhập thị trường được các chuyên gia nhận định là sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trên cục diện thị trường ví điện tử vốn chủ yếu nằm trong tay 5 ông lớn là MoMo, Zalopay, Airpay, SenPay và Moca với 80-90% thị phần.
Do đó, những ông lớn này cũng không chịu ngồi im nhìn thị phần đi xuống. Tích cực nhất là MoMo với hàng loạt hoạt động ký kết liên tục trong thời gian qua nhằm gia tăng tiện ích trong hệ sinh thái của mình. Cụ thể, MoMo đã ký kết với Saigon Co.op nhằm đẩy mạnh số hóa tại hệ thống siêu thị Co.op Mart, Co.opXtra, Co.op Food…; ký kết với PVOil để triển khai phương thức thanh toán điện tử tại các cửa hàng xăng dầu của PVOil. Đặc biệt, MoMo còn đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ hành chính công. Hiện MoMo đã được lựa chọn kênh thanh toán điện tử của Cổng dịch vụ công Quốc gia và là đối tác cung cấp giải pháp thanh toán điện tử để thu phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính đối với các dịch vụ hành chính công tại TP Đà Nẵng và Khánh Hòa.
ZaloPay mới đây cũng đã ký kết chiến lược với Agribank, giúp 12 triệu khách hàng của Agribank có thể rút, nạp tiền về ví và trải nghiệm các dịch vụ chuyển tiền thanh toán ngay trên điện thoại. ZaloPay cũng đã trở thành đối tác thanh toán chính thức của Bamboo Airways, giúp gia tăng tiện tích cho khách hàng của Bamboo Airway và cả ZaloPay.
Cuộc đua dài hơi, tốn sức
Theo số liệu thống kê, tính đến giữa tháng 11/2019, số lượng các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 32 đơn vị. Trong đó có 6 tổ chức được cấp phép trong năm 2019 là Smartnet, Edenred, Paytech, Epay, FinViet, và MeCorp.
Đánh giá về thị trường ví điện tử Việt Nam, ông Nishikawa Shinichiro, thành viên HĐQT Viet Union – đơn vị quản lý ví điện tử Payoo cho hay, thị trường ví điện tử Việt Nam còn rất non trẻ và sẽ còn mất thời gian dài để các ví điện tử nắm chắc thị phần và trụ vững trong tương lai. Còn ông Marek Forysiak, Chủ tịch HĐTV Smartnet – công ty quản lý ví điện tử Smartpay đánh giá thị trường ví điện tử hiện chưa lớn. Thị phần mới chỉ khoảng 8% - không đáng kể so với tổng quan thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam. Để phát triển lớn mạnh hơn nữa, theo ông Marek Forysiak, các ví điện tử sẽ phải tập trung tạo ra giá trị thật cho khách hàng. Theo đó, sự trải nghiệm của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của ví.
Thực tế cho thấy, các ví điện tử không thể lớn mạnh chỉ sau một thời gian ngắn, để có được sự phát triển như ngày hôm nay, các ví điện tử đều đã phải trải qua chặng đường khá dài để chinh phục người dùng. Điển hình như MoMo đã ra đời từ 12 năm trước, nhưng cái tên ví MoMo mới chỉ trở nên phổ biến hơn trong khoảng 3 năm gần đây. Hay như ví điện tử AliPay của ông lớn Alibaba cũng đã bắt đầu từ 20 năm trước. Các chuyên gia cho rằng, để phát triển được thì các ví điện tử phải dựa vào thực tế tại Việt Nam chứ không thể lấy lý thuyết của nước ngoài để áp dụng. Những mô hình đã thành công ở Ấn Độ hay Indonesia cũng chưa hẳn là sẽ phát triển tốt được ở Việt Nam.
Trong khi đó, nói về việc cạnh tranh với các phương thức thanh toán truyền thống và với các ví điện tử khác đang ngày càng nhiều trên thị trường, ông Nguyễn Bá Diệp – Phó Chủ tịch MoMo cho biết, hiện MoMo đã ứng dụng các công nghệ mới giúp mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn. Ông Diệp khẳng định, thanh toán qua MoMo thậm chí còn nhanh hơn tiền mặt, bởi khách hàng phải mất tới 30 giây cho việc rút tiền mặt, còn thanh toán qua MoMo chỉ mất vỏn vẹn 2 giây. Ngoài ra, một điểm lợi nữa là khách hàng càng tiêu nhiều thì càng được hoàn tiền nhiều hơn.
Ông Diệp cũng rất tự tin khi cạnh tranh với các ví điện tử đến từ nước ngoài, bởi MoMo là ví điện tử của người Việt, tập trung vào những dịch vụ cho người Việt và giải quyết các nhu cầu của người Việt. Theo ông Diệp, các ví điện tử khác là của các công ty toàn cầu hoặc các công ty trong khu vực nên sẽ không thể cá nhân hóa cho nhu cầu của người Việt được. Đặc biệt, tại MoMo có những sản phẩm dịch vụ chỉ phục vụ cho nhu cầu của người Việt như thanh toán phí dịch vụ hành chính công, viện phí, học phí… mà các ví điện tử nước ngoài không có.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK