Vận dụng hiệu quả M&A để đi đường dài
Thị trường M&A Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế Dự báo ngành truyền thông Mỹ sẽ đón "làn sóng” M&A trong năm 2024 Xây dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình dài |
![]() |
Nếu vận dụng hiệu quả, M&A sẽ giúp DN tăng cường nội lực để phát triển lâu dài |
Xu hướng tìm vốn ngoại
Chia sẻ tại hội thảo “Ngành hàng tiêu dùng và phân phối: Xu hướng M&A và chiến lược đầu tư gọi vốn cho DN Việt Nam”, do Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ DN dẫn đầu (LBC) tổ chức mới đây, TS Nguyễn Tuấn Anh, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, nếu như 3 năm trước, nhà đầu tư nội vượt trội trong thị trường M&A của Việt Nam thì trong năm 2023, top 5 thương vụ giá trị nhất lại thuộc về nhà đầu tư ngoại. Theo số liệu của KPMG, trong 10 tháng năm 2023, tổng giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam là 4,4 tỷ USD với hơn 260 thương vụ, trong đó 80% giá trị giao dịch từ các ngành y tế, tài chính và bất động sản.
TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, sự sôi động trên thị trường M&A một phần nguyên nhân xuất phát từ chính nội tại các DN. Khi nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, các DN buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản và kêu gọi đầu tư để giải quyết áp lực về tài chính.
Theo TS Nguyễn Tuấn Anh, việc nhà đầu tư nước ngoài áp đảo thị trường M&A có thể là dấu hiệu chuyển hướng của thị trường từ đầu tư cơ hội sang đầu tư chiến lược dài hạn trong các ngành mạnh và có chọn lọc. Theo đó, các thương vụ M&A sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2024 và nhà đầu tư sẽ nhắm tới các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Ngoài ra, họ cũng để mắt đến lĩnh vực như: bất động sản, xây dựng nếu được định giá rẻ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng cho DN để đầu tư kinh doanh và phát triển. Nhiều DN đã hoạt động lâu năm, đạt được nhiều thành công nhất định, nhưng nếu tiếp tục đi theo con đường cũ thì sẽ không đảm bảo thành công trong tương lai. Do đó, DN cần có nguồn vốn để vươn lên tầm cao mới đảm bảo sức cạnh tranh. Theo đó, việc tìm kiếm nguồn vốn ở bên ngoài là xu hướng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi nguồn vốn trong nước hiện cũng có nhưng đắt đỏ, chi phí vốn cao so với các nước xung quanh chưa kể đến các nước phát triển. Thậm chí, dù nguồn vốn có sẵn, nhưng làm cách nào để huy động và phân bổ nguồn vốn đến doanh nghiệp vẫn là điều khó khăn. Bà Lan cũng nêu lên rằng, so với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn bên ngoài còn đi kèm với các yếu tố khác như công nghệ, kỹ năng, quản trị, thị trường, tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Theo bà Lan, việc tìm kiếm các nhà đầu tư mới, tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài là điều mà các DN Việt Nam đang cần. Theo đó, chính sách vĩ mô cần hỗ trợ tốt hơn cho DN để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài và giúp nâng cao vị thế của DN Việt trong quá trình M&A. “Nhưng đây cũng là điều tôi lo lắng. Số DN ngưng hoạt động từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay vẫn tăng cao, nếu DN được hỗ trợ vốn kịp thời thì không rơi vào tình trạng này” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Gọi vốn, đừng “bán mình”
Luật sư Đào Tiến Phong, Giám đốc điều hành hãng luật Investpush cho biết, nhiều nhà đầu tư thuộc các nước như Singapore, Mỹ và Trung Quốc cũng đang rất quan tâm đến việc góp vốn hoặc M&A với các DN Việt tiềm năng. Trong đó, các nhà đầu tư Trung Quốc muốn mua lại toàn bộ hoặc mua một phần cổ phần của các DN đang sở hữu chuỗi nhà hàng ăn uống hoặc nhà máy sản xuất nhưng có sẵn các đơn hàng đi Mỹ, châu Âu, chẳng hạn như ngành may mặc.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng chỉ ra 2 kiểu M&A. Thứ nhất là các DN tìm nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển bền vững phát triển lâu dài. Thứ hai là những DN muốn “bán đứt”, rút khỏi thị trường. Trong đó, bà Lan rất lo ngại đối với kiểu M&A thứ hai. Nếu DN tiếp tục theo đuổi xu hướng này, nội lực kinh tế Việt Nam sẽ bị suy yếu. “Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta không thể có nền kinh tế trung bình cao hay cao nếu không tự lực tự cường, mà chỉ dựa vào đầu tư nước ngoài. M&A theo cách để tăng cường năng lực DN trong nước thì tôi ủng hộ, còn nếu theo cách ‘bán mình’ nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo” - bà Phạm Chi Lan nói.
Luật sư Đào Tiến Phong cũng đánh giá, đa phần các DN Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi bước vào các thương vụ M&A, do đó, thường bị rơi vào thế bị động. Do đó, để tránh bị thua thiệt trong quá trình đàm phán, DN cần có sự chuẩn bị thật tốt và cần tìm hiểu cả phong cách đàm phán của nhà đầu tư đối tác để việc đàm phán diễn ra thuận lợi, đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, khi có kế hoạch M&A, DN nên có cơ cấu cổ phần hóa trước để thuận tiện về mặt pháp lý và tránh rủi ro về thuế. DN cũng phải đặc biệt chú ý đến chiến lược “chống pha loãng” để tránh bị thâu tóm toàn công ty, nếu chỉ định bán một phần.
TS Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị, môi trường chính sách ở Việt Nam phải thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thoái vốn. Bởi khi rót tiền vào, nhà đầu tư luôn tính tới việc phải lấy ra được. Một yếu tố khác là phải làm sao để tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn tất thương vụ. Về phía DN, TS Nguyễn Tuấn Anh đặc biệt nhấn mạnh rằng, ESG (môi trường – xã hội – quản trị) sẽ là yếu tố thúc đẩy các thương vụ M&A trong tương lai.
Ở góc độ nhà đầu tư, bà Minh Huỳnh, Giám Đốc Quỹ Tael Partners cho rằng: “Khi tính đến chuyện huy động vốn, DN cần đặt ra các câu hỏi: Tại sao lại cần huy động vốn? Mình cần gì ở nhà đầu tư: vốn, công nghệ, quản trị? Khi nhà đầu tư vào với mình rồi thì sẽ thay đổi như thế nào, quản trị ra sao, kỳ vọng như thế nào? DN phải trả lời được tất cả các câu hỏi đó trước khi tính đến chuyện mời gọi nhà đầu tư góp vốn”. Bên cạnh đó, để hấp dẫn nhà đầu tư, quỹ đầu tư, DN sản xuất kinh doanh cần tái cấu trúc hoạt động quản trị công ty, chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường, xây dựng thương hiệu... Đồng thời định vị lại hệ sinh thái của DN trong bối cảnh diễn biến thị trường nội địa và toàn cầu ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, thậm chí là dài hạn.
Tin liên quan

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái
09:08 | 06/05/2025 Cần biết

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp
20:09 | 05/05/2025 Hải quan

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D
20:01 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài
17:29 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới
16:24 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

Sức ép tỷ giá đè nặng trên vai doanh nghiệp xuất khẩu
16:18 | 03/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thị trường nước ngoài lần đầu tiên đóng góp trên 20% doanh thu của Vinamilk
16:11 | 03/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu quốc gia để xuất khẩu tôm sang EU
13:46 | 02/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hơn 150.000 sản phẩm Vinamilk tiếp sức các lực lượng, người dân tham gia Đại lễ 30/4
17:41 | 01/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức?
09:44 | 01/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ
21:36 | 29/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Samsung hiện thực hóa mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất
10:55 | 29/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái

Hải quan phối hợp bắt 50 bánh ma túy ở Điện Biên

Sau sắp xếp, số thu và khối lượng công việc của nhiều Chi cục Thuế tăng cao

Lấy ý kiến việc sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile
09:41 | 01/05/2025 Thuế

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Sau sắp xếp, số thu và khối lượng công việc của nhiều Chi cục Thuế tăng cao

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan hơn 1.600 xe hàng dịp nghỉ lễ

Việt Nam – Sri Lanka hợp tác, trợ giúp lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan

Đầu tư dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số

Nghỉ lễ, Hải quan thông quan hơn 700 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái

Lấy ý kiến việc sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam

Lạng Sơn: Hơn 6.500 phương tiện chở hàng XNK qua các cửa khẩu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Hải quan phối hợp bắt 50 bánh ma túy ở Điện Biên

Công khai 139 trường hợp nợ thuế trên địa bàn Nam Định, Hưng Yên

Lạng Sơn: Liên tiếp bắt giữ 2 vụ vận chuyển pháo nổ trái phép

Hải Dương tạm giữ và tiêu hủy hàng loạt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ lừa đảo trên không gian mạng

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT
