Tự do kinh doanh đã được cải thiện, nhưng an toàn thì chưa
Hội thảo "Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập?". Ảnh: H.Dịu |
Sáng 17/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo: “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập?”.
Mới cắt phần ngọn
Tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết, có 10 tiêu chí để đánh giá một văn bản pháp luật tốt là: sự cần thiết, tính hợp lý, tính thống nhất, tính khả thi, tình minh bạch, chi phí tuân thủ thấp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, giảm nguy cơ nhũng nhiễu, đủ tính tiên liệu.
Vì thế, với thước đo này, theo ông Đậu Anh Tuấn, pháp luật Việt Nam còn rất nhiều việc để làm để tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp phản ánh pháp luật có nhiều thay đổi nhưng vẫn phức tạp, trung bình 1 luật có tới 10,5 nghị định, 37 thông tư của các bộ, ngành, nên quy định từ luật có thể thuận lợi nhưng xuống nghị định, thông tư lại không còn được đảm bảo.
Đặc biệt, đại diện VCCI còn cho rằng, các doanh nghiệp còn bị “ám ảnh” bởi vấn đề hồi tố, khi các quy định áp dụng khác nhau, khiến doanh nghiệp có thể một ngày bị cơ quan nhà nước yêu cầu nộp lại một khoản tiền lớn… Ngoài ra, với những mô hình kinh doanh mới, Việt Nam còn tương đối lúng túng. Hiện pháp luật có 2 xu hướng với mô hình kinh doanh mới, một là dùng mô hình cũ áp dụng vào, hai là “mặc kệ”.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) cũng bày tỏ sự quan ngại khi doanh nghiệp đang bị “trói buộc” bởi các quy định pháp luật, trong khi Việt Nam mở cửa thị trường rất mạnh nên doanh nghiệp không thể tận dụng được cơ hội.
“Các doanh nghiệp bị trói buộc ở chỗ không tiếp cận được cơ hội kinh doanh, nguồn lức kinh doanh, khiến không thể tiên đoán được pháp luật. Nên quyền tự do kinh doanh có cải thiện, nhưng an toàn trong hoạt động kinh doanh chưa được cải thiện. Chính sự không an toàn này khiến hoạt động đầu tư thiên về ngắn hạn, nhỏ lẻ, không quy mô, không dài hạn, không chiến lược”, TS. Cung cho biết.
Đặc biệt, vị chuyên gia này còn cho biết, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ở tình trạng “Luật 1, Nghị định 10, Thông tư 100”, chưa kể hàng ngàn văn bản điều hành “xin - cho” từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương. Nghĩa là Việt Nam vẫn đang điều hành bằng hành chính, không theo chiều ngang nên có cách hiểu khác nhau khiến thanh kiểm tra doanh nghiệp thế nào cũng có chỗ sai, dẫn tới bất ổn trong kinh doanh rất lớn.
“Chúng ta lâu nay vẫn chỉ cắt đi phần ngọn, chưa sửa được gốc rễ vấn đề, mà sửa phần ngọn thì sẽ mọc ngọn mới, mọc lá mới, nên về căn bản, chúng ta không giải quyết được những vướng mắc của pháp luật”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Chống cài cắm lợi ích
Từ những tồn tại nêu trên, các chuyên gia và doanh nghiệp tại hội thảo đều nhấn mạnh đến yêu cầu phải thay đổi tư duy, thay đổi cách thức làm luật hiện nay, các cơ quan nhà nước phải thật sự quyết tâm để có hệ thống pháp luật kinh doanh thự sự thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, các cơ quan soạn thảo pháp luật cần cơ chế nhận biết loại bỏ quy định không cần thiết, đảm bảo quyền tự do kinh, chống cài cắm lợi ích, chống chồng chéo pháp luật…
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, các luật còn chồng chéo nhưng cải cách không nhiều vì đấy là những chỗ có rất nhiều quyền lợi. Vì thế, muốn sửa luật thì không nên để từng bộ sửa mà phải có một nhóm chuyên gia độc lập, phải có sự chỉ đạo của một Phó Thủ tướng thì mới có thể tạo được sự thông thoáng cho hệ thống pháp luật.
“Xây dựng pháp luật là phải suy nghĩ 3 lần: suy nghĩ đi, suy nghĩ lại rồi suy nghĩ theo chiều ngang. Nếu cứ làm ào ào thì sẽ tạo ra nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh”, TS.Cung nhấn mạnh.
Ngoài ra, các chuyên gia và doanh nghiệp đều kiến nghị các cơ quan làm luật cần tăng cường, công khai lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và người dân, không thể làm theo quy trình tắt.
Đặc biệt, Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã nhấn mạnh đến vai trò của hiệp hội doanh nghiệp, các bên cần song hành để giúp môi trường kinh doanh tốt hơn. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) thì cho rằng, các nhà làm luật phải nhìn rộng hơn, đừng làm cái trước mắt mà cần xây dựng trên tinh thần phát triển lâu dài, giúp doanh nghiệp chủ động cho các hoạt động đầu tư.
Tin liên quan
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuẩn bị nguồn lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
10:41 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để doanh nghiệp đúng hướng trong hành trình chuyển đổi xanh nhiều “cam go”
15:22 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics