Tự chủ đại học: Các trường không được "lạm thu"
Học phí của các trường luôn là mối quan tâm của sinh viên. Ảnh ĐH |
Việc nâng học phí là không tránh khỏi
Luật Giáo dục đai học sửa đổi có hiệu lực sẽ đem đến nhiều thay đổi trong công tác giáo dục cũng như tạo một môi trường học tập tốt hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, vấn được dư luận và người học quan tâm đó là mức học phí của các trường sẽ như thế nào sau khi tự chủ.
Chia sẻ vấn đề này tại tọa đàm chủ đề: "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đại học”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã nêu rõ việc quyết định học phí là quyền của các trường. Tuy nhiên, việc các trường quyết định học phí là yếu tố rất quan trọng, bởi vừa bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng cũng đảm bảo hướng tiếp cận học đại học của người học. Ông Sơn cũng cho biết, đến nay chính sách học phí của trường Đại học Bách khoa Hà Nội cơ bản ổn định.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học đầu tiên ở Việt Nam thực hiện cơ chế tự chủ từ một phần đến toàn phần như hiện nay. Đối với học phí, nhà trường cũng là một trong những cơ sở giáo dục thực hiện theo cơ chế đổi mới.
Ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, hiện nhà trường vẫn thực hiện thu học phí theo đúng tinh thần Nghị định 86/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.
Đối với mức học phí của trường Đại học Kinh tế quốc dân có một số điểm, cụ thể: Mức học phí công khai, minh bạch và công bố học phí cho toàn khóa; Mức tăng không quá 10%/năm, tuy nhiện hiện nhà trường mới chỉ tăng khoảng 5%/năm; Những sinh viên thực sự khó khăn được cấp học bổng tài năng cho cả khóa, mỗi năm 40 - 50 triệu đồng, với mức này sinh viên đủ chi trả học phí và sinh hoạt phí.
Trên thực tế khi thực hiện tự chủ, các trường sẽ có những định hướng phát triển chất lượng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất… Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, những đầu tư của nhà trường sẽ đổ dồn vào học phí, từ đó đẩy học phí tăng cao khiến cho người học khó khăn.Từ ý kiến này, ông Hoàng Minh Sơn cho biết, các trường công lập đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất rất tốt và hiện tại khi các trường tự chủ vẫn được Nhà nước cấp kinh phí theo một hình thức khác.
Theo ông Sơn, học phí sinh viên đóng vào trường chưa phải là 100% chi phí đào tạo mà mới là một phần, còn một phần đầu tư vào cơ sở vật chất. “Chúng ta phải làm sao để sinh viên thấy rõ được những đóng góp của mình được đầu tư trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đào tạo, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận của sinh viên và phụ huynh”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Chương cũng khẳng định, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất khá nhiều trong quá khứ. Sắp tới, nhà trường cũng được Nhà nước đầu tư khoảng 10 triệu USD. Như vậy, đầu tư từ Nhà nước dành cho trường vẫn chiếm vị trí quan trọng.
Những nguyên nhân khiến cho trường đại học chưa thể tự chủ (HQ Online) - Vấn đề tự chủ các trường đại học được đặt ra trong nhiều năm nay, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn ... |
Tự chủ đại học còn quá chậm (HQ Online)- Việc tự chủ đại học đang có nhiều vướng mắc khiến quá trình này được nêu ra từ lâu nhưng chưa có kết ... |
Tự chủ đại học: Những rào cản cần tháo gỡ (HQ Online)- Xây dựng cơ chế cho phép cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định mức thu học phí tương xứng với chất lượng ... |
Không để xảy ra “lạm thu”
Việc các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính sẽ bị áp lực tăng thu do ngân sách Nhà nước giảm cấp kinh phí. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có một số trường đại học công lập thu vượt, thu sai quy định, “lạm thu” các khoản thu ngoài quy định.
Đứng ở góc độ cơ quan quản lí, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, mức thu học phí, thu dịch vụ tuyển sinh, các khoản thu dịch vụ khác của các trường đã được quy định tại Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Đối với các cơ sở thí điểm tự chủ thì thực hiện theo quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi trường hiện nay.
Tuy nhiên, khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Bộ Luật này. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật Giáo dục sửa đổi, đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.
Bà Thủy cũng khẳng định, việc các trường xác định mức thu như vậy phải căn cứ vào định mức mức thu kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toàn, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin.
Bà Thủy cũng thông tin, các trường tự chủ được tự quyết học phí là những trường đã tuân theo đề án thí điểm tự chủ đại học được Chính phủ phê duyệt.
Bà Thủy cũng cho rằng, trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên, không gây sức ép quá lớn về tài chính thì Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo để làm căn cứ để các trường ra được quyết định mức thu học phí. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề thu học phí.
“Khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên cho trường thì học phí cũng sẽ bù vào đó một phần, vì vậy, việc nâng học phí là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng học phí phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng quê khác nhau”, ông Hoàng Minh Sơn. |
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan