Triển vọng của Trung Quốc gia nhập CPTPP
Xuất nhập khẩu Việt Nam-Canada vọt tăng nhờ CPTPP | |
RCEP “rộng cửa” liệu có gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc? | |
Cơ hội phát triển bền vững từ CPTPP |
CPTPP hiện gồm 11 nước thành viên |
Về cơ bản, hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu được tạo ra bởi New Zealand, Singapore và Chile như một khu vực thương mại tự do. Dần dần, các nước khác trong khu vực bắt đầu tham gia TPP. Dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã tích cực ủng hộ sáng kiến này.
TPP bao gồm 12 thành viên, được hình thành dưới dạng một hiệp định thương mại ưu đãi, có mục đích cắt giảm hàng rào thuế quan, điều chỉnh các quy tắc nội bộ của các nước tham gia trong lĩnh vực luật lao động, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đơn phương rút khỏi TPP với lý do tham gia hiệp định này không có lợi cho Mỹ.
Sau đó, 11 nước thành viên TPP còn lại đã đạt được thỏa thuận về việc ký kết một hiệp định thương mại mới là CPTPP. Nhìn chung, CPTPP bao gồm tất cả các điểm chính của thỏa thuận TPP. Mục tiêu cuối cùng của hiệp định này là tạo nên một khu vực tự do thương mại ở Thái Bình Dương tương tự như thị trường châu Âu.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, tỷ trọng của hiệp định này trong nền kinh tế thế giới giảm mạnh. 11 nước tham gia chỉ chiếm 11% GDP thế giới. Hơn nữa, trong CPTPP không có lãnh đạo kinh tế rõ ràng giữ vị trí đầu tàu, tạo động lực cho quá trình phát triển hợp tác thương mại trong khuôn khổ hiệp định.
Tất nhiên, các nước tham gia hiệp định đều là đối tác thương mại của nhau nhưng hai đối tác thương mại chính của họ là Mỹ và Trung Quốc. Do đó, khi không có sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc với tư cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đóng vai trò lớn trong CPTPP.
Trong một thời gian dài, Trung Quốc không bày tỏ ý muốn tham gia hiệp định. Tuy nhiên, năm 2020, Trung Quốc cho biết họ đang xem xét tham gia CPTPP.
Sau khi cựu Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi TPP, Nhật Bản, Australia và các nước khác bắt đầu thúc đẩy một định dạng mới là CPTPP. Vào thời điểm đó, nhiều người bày tỏ ý muốn Trung Quốc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất hoặc lớn thứ hai của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, theo hãng Sputnik (Nga), nếu Trung Quốc quyết định tham gia CPTPP, con đường gia nhập không dễ dàng. Bắc Kinh sẽ phải đạt thỏa thuận về các điều khoản với tất cả các bên tham gia, bao gồm Australia, Nhật Bản, Canada. Trung Quốc có những mâu thuẫn nhất định với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Ví dụ, Bắc Kinh có các vấn đề thương mại với Australia, sau khi Trung Quốc cấm một số mặt hàng nhập khẩu từ Australia gồm rượu vang, lúa mạch, thịt bò, than đá. Quan hệ với Canada cũng đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sau khi Ottawa bắt giữ Giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei Mạnh Vãn Châu.
Cuối cùng, triển vọng của Trung Quốc gia nhập CPTPP vẫn chưa rõ ràng nếu Mỹ đột ngột muốn quay trở lại hiệp định. Không thể loại trừ khả năng Mỹ tham gia trở lại hiệp định bởi tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bãi bỏ nhiều sắc lệnh của người tiền nhiệm. Mặt khác, chính quyền Mỹ lại đi theo hướng hội nhập vào các cơ chế tài chính và thương mại quốc tế.
Từ một góc nhìn khác, Trung Quốc là thị trường tiêu dùng và đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia tham gia CPTPP, bao gồm Australia, New Zealand và Nhật Bản. Tự do hóa thương mại sẽ củng cố vị thế cạnh tranh của các sản phẩm của họ trên thị trường, điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới là lớn hơn so với tất cả các thành viên CPTPP cộng lại, vì vậy sự tham gia của Trung Quốc có thể làm tăng đáng kể ảnh hưởng của hiệp hội này đối với tất cả các quá trình thương mại trên thế giới.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK