RCEP “rộng cửa” liệu có gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc?
RCEP sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực cho các DN Việt Nam. Ảnh: Thái Bình |
Rất khác CPTPP, EVFTA
Theo thông tin được Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) chia sẻ tại buổi sinh hoạt báo chí chuyên đề về “Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức” diễn ra ngày 19/11, tại Hà Nội, Hiệp định RCEP có tính chất khác xa so với các FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay FTA Việt Nam – EU (EVFTA). Nếu như CPTPP hay EVFTA hướng đến mở cửa thị trường, thì RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN, cụ thể là tạo ra một khuôn khổ để thuận lợi hóa thương mại và tạo không gian kết nối chung sản xuất trong toàn ASEAN. Vì thế, lợi ích mang lại cũng khác biệt.
Hiệp định RCEP vừa ký kết ngày 15/11, sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt Hiệp định. Với các nước còn lại, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với các nước đó sau 60 ngày kể từ ngày nước này hoàn tất các thủ tục trong nước. Sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các bên sẽ ngay lập tức thực hiện các cam kết của mình. Đối với các cam kết thuế quan, Việt Nam và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đến cuối lộ trình sau 15-20 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan với khoảng 85,6 % - 89,6% số dòng thuế với các nước đối tác, trong khi các nước đối tác xóa bỏ thuế quan cho ta trong khoảng 90,7% - 92% số dòng thuế. |
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2018, việc thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp tổng sản phảm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế. Đây là hiệp định mà khi được thực thi với 15 thành viên, sẽ tạo ra thị trường vô cùng lớn với quy mô khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Theo nhiều dự báo thì các thị trường trong khuôn khổ Hiệp định sẽ sớm đạt ngưỡng thu nhập để bùng nổ tiêu dùng nên có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên nhấn mạnh: “cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, điểm khác biệt là RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ đó, DN Việt Nam sẽ được tạo cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế NK sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp”.
Từ góc độ chuyên gia, ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp (Bộ Công Thương) phân tích, thực tế Việt Nam đã có nhiều FTA song phương, đa phương với từng quốc gia hoặc nhiều quốc gia trong nhóm tham gia hiệp định này. Chẳng hạn, Việt Nam có mặt trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định ASEAN+1 với 5 quốc gia đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Ngoài ra, Việt Nam còn có hiệp định song phương với 2 đối tác quan trọng là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, mức độ cam kết ưu đãi thuế quan của RCEP mạnh hơn tất cả hiệp định đã ký kết trước đó. Do đó, DN Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn mức ưu đãi thuế quan có lợi nhất cho từng mặt hàng XK đến các quốc gia trong khối.
"DN được chọn thực thi theo hiệp định nào có cam kết lợi hơn cho họ để phục vụ cho XK hàng hóa. Tức là những mặt hàng nào trong RCEP được ưu đãi thuế mạnh hơn thì DN có thể chọn RCEP, còn mặt hàng nào chưa kịp giảm thuế XK theo lộ trình thực thi RCEP thì chọn thực thi theo hiệp định khác", ông Lê Quốc Phương nói.
Không tạo áp lực cạnh tranh mới
Trong câu chuyện ký kết Hiệp định RCEP, bên cạnh những cơ hội mở ra, không ít ý kiến bày tỏ lo ngại Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc, RCEP có thể khiến mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc gia tăng.
Ở khía cạnh này, ông Lương Hoàng Thái nêu rõ, Việt Nam đã tham gia cùng các nước ASEAN để mở cửa thị trường với Trung Quốc thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010. Với tỷ lệ tự do hóa thuế quan mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc theo Hiệp định RCEP không cao hơn so với Hiệp định ACFTA, việc thực thi Hiệp định RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực cạnh tranh mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam.
Ngoài ra, với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác Hiệp định ACFTA, do đó có cơ hội thúc đẩy XK sang thị trường này.
“Hiệp định RCEP về cơ bản có thể coi là việc các nước ASEAN “đa phương hóa” quan hệ thương mại song phương trước đây đã có với Trung Quốc dựa trên các quy định của WTO có được các nước cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, không thể nói với Hiệp định RCEP là ASEAN phụ thuộc hơn vào bất cứ thị trường nào, có phụ thuộc ở đây thì là phụ thuộc vào các quy định mang tính đa phương, minh bạch và đã được quốc tế công nhận trong nhiều năm qua”, ông Lương Hoàng Thái khẳng định.
Chuyên gia Lê Quốc Phương phân tích thêm, Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam NK rất nhiều nguyên vật liệu, 2 nước lại chưa có hiệp định song phương, bởi vậy RCEP được dự báo tác động không nhỏ đến giao thương đôi bên. Trong khi đó, phía Trung Quốc thời gian qua có nhiều động thái siết NK nông sản từ Việt Nam bằng cách hạn chế nhập hàng qua tiểu ngạch, tăng cường hàng rào kỹ thuật. "Nếu nông sản của Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh, đáp ứng được hàng rào kỹ thuật thì có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan với Trung Quốc từ hiệp định này”, ông Phương nói.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK