Tránh “được mùa mất giá”, cần cho phép cá nhân, tổ chức tham gia Sở Giao dịch hàng hóa
Sở GDHH mở cánh cửa cho nhà đầu tư trong nước đến với thị trường quốc tế. Ảnh: Internet |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến đánh giá việc thực hiện Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa (GDHH).
VCCI nhận định, Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã đạt được thành tựu trong việc kết nối liên thông giữa Sở GDHH tại Việt Nam với các sở giao dịch trên thế giới, mở cánh cửa cho nhà đầu tư trong nước đến với thị trường quốc tế, tuy nhiên trên thực tiễn có nhiều vướng mắc.
Vì thế, trên cơ sở phản ánh của một số doanh nghiệp và chuyên gia, VCCI cho rằng, cần cho phép cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được giao dịch trực tiếp mua bán hàng hóa qua Sở GDHH, để tạo thế chủ động, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước nhằm kéo giá Việt Nam tiệm cận với mặt bằng giá thế giới, tránh tình trạng “được mùa mất giá”.
VCCI lý giải, quy định hiện hành chỉ cho phép doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện trở thành Thành viên kinh doanh trực tiếp thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH. Trong khi hiện nay, có rất nhiều nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ, hoặc doanh nghiệp chế biến, trồng trọt, chăn nuôi có nhu cầu mua bán hàng hóa qua Sở GDHH. Các sở giao dịch trên thế giới cũng đã thực hiện điều này.
Theo VCCI, nhóm đối tượng này dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá của thị trường hàng hóa, tỷ giá và lãi suất. Vì thế họ sử dụng công cụ bảo hiểm giá (là các hợp đồng kỳ hạn trên thị trường hàng hóa) để giảm thiểu tác động của các diễn biến thị trường, quản lý và hạn chế rủi ro. Dự báo nhu cầu sử dụng các công cụ bảo hiểm giá sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới bởi những yếu tố chính trị, kinh tế, dịch bệnh, xã hội toàn cầu.
Bên cạnh đó, hợp đồng kỳ hạn mua bán hàng hóa qua Sở GDHH tại Việt Nam hiện là một công cụ hiệu quả để bảo vệ người nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến… trước các chuyển biến bất lợi của thị trường hàng thực, phù hợp với thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời công cụ này cho phép các cá nhân, tổ chức này tự thiết lập một mức giá có lợi trước khi bán hàng hóa của mình ra thị trường.
Cùng với đó, VCCI cũng đề nghị quy định cụ thể hơn về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua bán hàng hóa qua Sở GDHH.
Hiện chưa có bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào mở tài khoản và giao dịch trên Sở GDHH ở Việt Nam, trong khi nhu cầu giao dịch tương đối lớn, đặc biệt đối với các mặt hàng mà Việt Nam sản xuất và xuất khẩu nhiều, như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, gạo.
Nguyên nhân được VCCI đưa ra là do các quy định pháp luật trong nước có liên quan về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH của nhà đầu tư nước ngoài chưa rõ ràng.
Ví dụ: pháp luật đầu tư chưa đưa ra mô tả về loại hình đầu tư (gián tiếp hay trực tiếp), hình thức đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư; pháp luật về ngoại hối, luật các tổ chức tín dụng chưa có hướng dẫn trong vấn đề thanh toán, quản lý dòng tiền, tài sản, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, chưa có cơ chế tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý lĩnh vực này.
VCCI nhận định, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH đang trở thành một kênh đầu tư mới, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, những quy định cụ thể hơn sẽ giúp tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, VCCI cũng kiến nghị xem xét thống nhất quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa.
Trong đó, các doanh nghiệp kiến nghị xem xét chấm dứt hiệu lực của Thông tư 40/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho phép các ngân hàng thương mại được phép cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, hạn chế chồng chéo trong quản lý nhà nước và đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics