Facebook Twitter youtube Tiktok

Trái dự báo, xuất khẩu dệt may phục hồi nhanh

(HQ Online) - Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu dệt may đạt gần 19 tỷ USD, tăng trên 20% so với 2020, đặc biệt đã vượt qua cả con số của cùng kỳ năm 2019.
Ưu tiên chọn doanh nghiệp Việt Nam khiến đơn hàng dệt may tăng cao
Doanh nghiệp dệt may tranh thủ từng giờ để hoàn tất đơn hàng
Doanh nghiệp dệt may sẵn sàng chi 400 tỷ đồng tiêm vắc xin
0654-8-img-0235
Xuất khẩu dệt may cả năm dự kiến đạt 39 tỷ USD. Ảnh: H.NỤ

Điều này chứng tỏ sự phục hồi khá sớm so với dự báo phải hết năm 2021 mới quay lại ngưỡng năm 2019, thậm chí đến quý 3/2022.

Đánh giá về kết quả này, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex phân tích, 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận những phục hồi tích cực của tổng cầu trên thị trường thế giới. Cầu tăng đã làm cho lưu lượng giao dịch hàng hoá dệt may tăng cao, đem lại nguồn đơn hàng dài, số lượng lớn cho phần lớn doanh nghiệp sau 1 năm thiếu hụt nặng nề.

Sự phục hồi của xuất khẩu dệt may ngoài yếu tố cầu, còn có cả yếu tố dịch chuyển cung. Nhóm các nước xuất khẩu dệt may lớn như Ấn Độ, Bangladesh, Cambodia bị dịch bệnh hoành hành trên quy mô lớn, doanh nghiệp không thể hoạt động. Trong khi đó ở Việt Nam đến hết tháng 4/2021, tình hình kiểm soát dịch bệnh khá tốt, doanh nghiệp có thể phát huy hết tốc lực cho sản xuất.

Đáng chú ý, bên cạnh ngành may có đủ đơn hàng dù đơn giá còn thấp thì điểm sáng đặc biệt đến từ ngành sợi. Sau 24 tháng liên tục khó khăn, cầu thấp, nhiều thời điểm giá bán dưới giá thành thì từ tháng 10/2020, tình hình ngành này đã sáng lên, cầu và cả giá bán tăng cao.

“Với Vinatex, ước tính hiệu quả của 6 tháng đầu năm 2021 về cơ bản có thể bù đắp được toàn bộ phần thiệt hại của 2 năm 2019, 2020; đưa ngành sợi trở lại thành ngành có đóng góp trên 60% hiệu quả hợp nhất toàn Tập đoàn, dù chỉ ở 12 đơn vị với quy mô xấp xỉ 7.000 lao động, chiếm dưới 10% lao động trực tiếp của Tập đoàn và dưới 5% nếu tính đến cả các đơn vị may cấp 2”, ông Lê Tiến Trường nói.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Vinatex cũng chỉ ra không ít hạn chế, tồn tại. Đó là kết quả đạt được phần lớn do sự phục hồi sớm của thị trường và sự thiếu hụt nguồn cung từ các quốc gia cạnh tranh, dẫn tới Việt Nam có được lợi thế trong ngắn hạn về nguồn hàng, là điểm đến an toàn gần như duy nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp sau 1 năm dịch bệnh đã có sự linh hoạt cao hơn, chủ động hơn nhưng vẫn phần lớn vẫn gói gọn trong mô thức cũ, khách hàng cũ, phương thức tiếp cận chưa có đổi mới căn bản.

Một số chuyên gia kinh tế phân tích, với Việt Nam, sau năm 2020 xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD, 6 tháng đầu năm nay đã ghi nhận nhập siêu xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Tuy dự trữ ngoại tệ cao kỷ lục, nhưng áp lực duy trì tỷ giá sẽ bị “giằng xé” bởi cả yếu tố cán cân thương mại và việc đảm bảo quản lý rủi ro Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách thao túng tiền tệ.

“Tỷ giá neo ổn định cũng là bất lợi đối với các ngành xuất khẩu như dệt may trong khi các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh… đều có điều chỉnh nội tệ giảm so với USD”, ông Lê Tiến Trường nói.

Riêng với dệt may, thị trường Mỹ vẫn đang là thị trường quan trọng nhất của ngành may, với tốc độ tăng trưởng gần 30% trong 6 tháng đầu năm, ghi nhận mức tăng cao nhất sau 14 năm qua kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường chính điều đó lại tiềm ẩn rủi ro trong chính sách của Mỹ với Việt Nam.

Với Trung Quốc, 6 tháng qua thị trường này đã vươn lên nằm trong “top 3” các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam mà chủ yếu là của ngành sợi. Sự nhạy cảm trong chính sách và nhu cầu của Trung Quốc với ngành sợi Việt Nam đã trở nên rất cao, mang tính ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả của ngành.

Liên quan tới câu chuyện xuất khẩu dệt may thời gian tới, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, các mặt hàng may mặc trong 6 tháng cuối năm là hàng thu đông và sẽ có giá trị cao hơn.

Do đó, dự báo xuất khẩu dệt may năm nay có thể tăng khoảng 10% so với năm 2020, tương đương 39 tỷ USD và dệt may Việt Nam có thể quay lại mức xuất khẩu của năm 2019, sớm hơn khoảng 1 năm so với dự báo trước đây.

Uyển Như

Tin liên quan

Xuất khẩu vải denim hồi phục nhanh chóng

Xuất khẩu vải denim hồi phục nhanh chóng

(HQ Online) - Thị trường xuất khẩu các sản phẩm denim (loại vải dùng để may trang phục jeans) của Việt Nam đã ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng và cùng dự báo khả quan về tiềm năng tăng trưởng. Để đón đầu xu hướng, doanh nghiệp đang tích cực đầu tư, mở rộng nhà xưởng nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - 5 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đều có tăng trưởng khá và cán cân thương mại ở mức tương đối cân bằng.
(Infographics) 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 5/2024, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Kim ngạch XNK Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 94 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

(Infographics) Kim ngạch XNK Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 94 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - Hết tháng 6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam – Trung Quốc đạt 94,53 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Đến giữa tháng 7, xuất nhập khẩu đạt hơn 400 tỷ USD

Đến giữa tháng 7, xuất nhập khẩu đạt hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Đến giữa tháng 7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố ngày 18/7.
Hàng hóa Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Hàng hóa Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng chục phần trăm so với cùng kỳ 2023.
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(HQ Online) - Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Hơn 369 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

(Infographics) Hơn 369 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 369,62 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 51,08 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào trong 6 tháng đầu năm 2024

(Infographics) Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào trong 6 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - Hết tháng 6 đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào đạt 927,6 triệu USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51 tỷ USD

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6 có giảm nhẹ những vẫn ở mức cao, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan mới công bố.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng trưởng nhờ sự phục hồi từ thị trường

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng trưởng nhờ sự phục hồi từ thị trường

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

(HQ Online) - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2024 đạt khoảng 150 nghìn tấn, trị giá 238 triệu USD, tăng 77,6% về lượng và tăng 76,6% về trị giá so với tháng 5/2024.
Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

(HQ Online) - Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ, để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh.
(Infographics) 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ đô giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(Infographics) 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ đô giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 5/2024, có 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan. Trong đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam có 4 nhóm tỷ đô.
Hàn Quốc đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Hàn Quốc đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(HQ Online) - Nhiều năm qua, Hàn Quốc duy trì vai trò là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương hàng chục tỷ USD/năm.
(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Hà Nội có 99,8% học sinh tốt nghiệp THPT

Hà Nội có 99,8% học sinh tốt nghiệp THPT

Năm nay Hà Nội đứng thứ 12 về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tăng 4 bậc so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Nhập khẩu từ Trung Quốc, 3 mẫu xe điện của BYD chốt giá bán từ 659 triệu đồng

Nhập khẩu từ Trung Quốc, 3 mẫu xe điện của BYD chốt giá bán từ 659 triệu đồng

BYD, hãng xe năng lượng mới có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới hiện nay đã chính thức công bố sự có mặt của mình tại thị trường Việt Nam bằng sự kiện ra mắt thương hiệu, cùng mức giá bán 3 sản phẩm xe điện BYD Seal, BYD Dolphin, BYD Atto 3.
Hải quan Quảng Trị chủ động nâng cao hiệu quả quản lý

Hải quan Quảng Trị chủ động nâng cao hiệu quả quản lý

Ngày 18/7/2024, Cục Hải quan Quảng Trị đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
362.000 C/O mẫu AK và VK/KV được truyền nhận thông qua hệ thống EODES

362.000 C/O mẫu AK và VK/KV được truyền nhận thông qua hệ thống EODES

Tính đến đầu tháng 7/2024, có khoảng 362.000 C/O đã được truyền nhận thông qua Hệ thống Trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES), trong đó hơn 124.000 C/O do phía Hàn Quốc cấp và hơn 238.000 C/O do phía Việt Nam cấp.
Doanh nghiệp chia sẻ giải pháp công nghệ chống hàng giả

Doanh nghiệp chia sẻ giải pháp công nghệ chống hàng giả

Tại hội thảo “Giải pháp nhận diện hàng thật, phân biệt hàng giả”, các doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều giải pháp công nghệ về chống hàng giả.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024) có các tin chính sau:
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024.
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Việc quản lý và thúc đẩy tổng cầu trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng tác động chưa nhiều tới khu vực đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, khu vực này vẫn đang chật vật chống chọi với nhiều khó khăn.
(Infographics) Kết quả chống buôn lậu của lực lượng Hải quan nửa đầu năm 2024

(Infographics) Kết quả chống buôn lậu của lực lượng Hải quan nửa đầu năm 2024

Ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 8.201 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
(PODCAST CHUYÊN ĐỀ) Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh

(PODCAST CHUYÊN ĐỀ) Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh

Xin chào quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe Podcast chuyên đề của Tạp chí điện tử Hải quan Online. Podcast chuyên đề hôm nay có chủ đề: Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh.
Phiên bản di động