Tình trạng giảm phát của kinh tế Trung Quốc liệu có đáng lo ngại?
Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ “cứu nguy” cho kinh tế toàn cầu Mở cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ giảm phát |
Một cảng hàng hóa tại Trung Quốc. |
Báo cáo về giảm phát ở Trung Quốc được công bố gần đây đã gây chú ý đặc biệt đối với các nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Tờ Financial Times của Anh nhận định hoạt động yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc là mối lo ngại lớn đối với Bắc Kinh và thế giới, trong khi tờ Sky News có bài về “Nỗi đau kinh tế do giảm phát ở Trung Quốc và những hậu quả toàn cầu”. CNN Business viết “Giảm phát chắc chắn xác nhận giả định về suy yếu kinh tế trên diện rộng ở Trung Quốc”. Tất cả những lo ngại về tình trạng giảm phát ở Trung Quốc đều dựa trên một số liệu duy nhất, đó là chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 7/2023 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm phát đôi khi có hại nhưng đôi khi lại không bởi có hai loại giảm phát. Đầu tiên, là loại giảm phát có bản chất “lành tính”. Nguyên nhân ở đây là sự tăng trưởng năng suất do công nghệ được thúc đẩy và các rào cản thương mại được gỡ bỏ làm giảm giá tiêu dùng mà không phải phá vỡ cơ cấu kinh tế vĩ mô. Điều tương tự cũng xảy ra khi các tập đoàn dịch chuyển sản xuất đến các địa điểm có chi phí rẻ hơn, cho dù điều này có thể gây tổn hại ở cấp độ kinh tế vi mô, nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Loại giảm phát thứ hai có tính chất khủng hoảng. Quy trình của nó thường diễn ra như sau: Một ngân hàng lớn (tạm gọi là A) gặp rắc rối, thường là do quá nhiều nợ khó đòi; và nếu A bị phá sản, các ngân hàng B, C và D, những ngân hàng yêu cầu A bồi thường sẽ không thể thu hồi được, vì thế mà B, C, D có thể gặp rắc rối mà phá sản. Tiếp theo là sự sụp đổ của các ngân hàng E, F, G, H, I và J, những ngân hàng yêu cầu B, C và D phải bồi hoàn cho họ. Một phản ứng dây chuyền nguy hiểm, một cuộc khủng hoảng hệ thống hoặc một hiệu ứng domino sẽ xảy ra.
Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Hộ gia đình mất tiền gửi (nếu không có bảo hiểm tiền gửi), doanh nghiệp mất khả năng vay vốn (trong mọi trường hợp). Giá giảm do thiếu nhu cầu. Một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn bắt đầu và có thể gây ra những hậu quả lịch sử nếu không được xử lý đúng cách. Việc xử lý sai lầm cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Đức và Áo năm 1874 là một ví dụ.
Vậy Trung Quốc nên làm gì? Để biết được chính xác cần làm gì thì nhất thiết phải biết được tình trạng giảm phát hiện tại của Trung Quốc là “lành tính” hay “ác tính”? Không nên chỉ sử dụng các chỉ số đi kèm (cụ thể là khối lượng xuất, nhập khẩu giảm) để đánh giá tình hình bởi có một sự suy giảm tương tự đã xảy ra trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và cả trong cuộc đại khủng hoảng tài chính, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các giải pháp.
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc nên áp dụng một chương trình cải cách và kích thích táo bạo hơn. Bắc Kinh cũng nên tập trung vào hai trở ngại lớn nhất của đất nước. Một trong số đó là nỗi sợ hãi về khả năng vỡ nợ sắp xảy ra của các chính quyền địa phương, vốn đã gánh khoản nợ 9.300 tỷ USD thông qua hàng nghìn công cụ tài chính. Vấn đề thứ hai là tâm lý chung đang ngăn cản các hộ gia đình chi tiêu.
Tin liên quan
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan bàn giao 20 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo tại Tây Ninh
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
Phát hiện gần 180 kg pháo hoa trên xe than đá
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics