Tìm cách chữa lành “cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử hiện đại”
Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới lần thứ 12 tại Berlin, Đức |
Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, khoảng 300 đại biểu là các chính trị gia và nhà khoa học sẽ nỗ lực thảo luận các biện pháp nhằm đưa thế giới thoát khỏi đại dịch. Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới là một trong những hội nghị quan trọng mang tính chiến lược của thế giới đối với sức khỏe toàn cầu, tập hợp các nhà khoa học, chính trị gia hàng đầu thế giới. Do đó, hội nghị đã giành được sự quan tâm lớn cũng như kỳ vọng của dư luận trong việc có thể tìm ra "phương thuốc" chữa lành "cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử hiện đại" – như phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đưa ra tại hội nghị, nhất là khi dịch bệnh đã "giáng một đòn mạnh" tới đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Do đại dịch không còn là vấn đề riêng của nước nào nữa, nên hầu hết các phát biểu đưa ra tại hội nghị đều nhấn mạnh tới sự đoàn kết và hợp tác, coi đây là sức mạnh để thế giới có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho rằng để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử hiện đại, cần có sự đoàn kết toàn cầu, trong đó các nước công nghiệp phát triển phải hỗ trợ hệ thống y tế cho các nước nghèo hơn, đồng thời kêu gọi các nước thực hiện theo chỉ dẫn của các nhà khoa học.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhấn mạnh hợp tác là cách duy nhất để cộng đồng thế giới thoát khỏi bệnh dịch hiện nay. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng cuộc chiến chống Covid-19 có thể là hình mẫu cho việc hợp tác y tế toàn cầu, đòi hỏi một vai trò lãnh đạo rõ ràng và Liên minh châu Âu (EU) có thể đảm nhận trách nhiệm này. Chủ tịch và là người sáng lập Hội nghị Thượng đỉnh y tế thế giới Detlev Ganten nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa chính trị, khoa học, kinh tế và xã hội xuyên biên giới, trong đó sự hợp tác và đoàn kết quốc tế là vấn đề quan trọng nhất. Ông nhấn mạnh đại dịch Covid-19 cho thấy chỉ có thể có được giải pháp nếu vượt qua được các lợi ích cá nhân, lợi ích thể chế và lợi ích quốc gia.
Cùng chung lời kêu gọi hợp tác, Tổng thống nước chủ nhà Frank-Walter Steinmeier đã kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường hợp tác trong nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19. Theo Tổng thống Đức, Chính phủ các nước một mặt có nghĩa vụ trước hết đối với người dân nước mình, song sự đảm bảo có vaccine sớm của một số nước sẽ đồng nghĩa với sự phải trả giá của các nước khác. Ông kêu gọi ủng hộ sáng kiến Cơ chế tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu (COVAX), đồng thời kêu gọi Chính phủ Mỹ tham gia sáng kiến này.
Không phải ngẫu nhiên, Tổng thống nước chủ nhà lại đưa ra lời kêu gọi trên. Trong phát biểu của mình, Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus đã lên tiếng cảnh báo thực trạng "chủ nghĩa dân tộc về vaccine". Hiển nhiên quốc gia nào cũng muốn bảo vệ công dân của nước mình, nhưng khi thế giới có một loại vaccine phòng Covid-19 hiệu quả thì cũng phải sử dụng vaccine đó một cách hiệu quả. Và cách tốt nhất để sử dụng hiệu quả là chủng ngừa cho một số người tại tất cả các nước, hơn là cho tất cả mọi người tại một số nước.
Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để phát triển vaccine ngừa Covid-19, trong bối cảnh đại dịch đã khiến hơn 43 triệu người mắc bệnh và hơn 1,1 triệu người thiệt mạng trên toàn cầu. Một số "ứng cử viên" vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong đó 10 loại đang thử nghiệm ở giai đoạn 3 với sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên.
Liên minh châu Âu, Mỹ, Anh, Nhật Bản và một số nước khác đã đặt mua lượng lớn vaccine ngừa Covid-19 của các hãng dược phẩm phát triển các vaccine tiềm năng nhất. Tuy nhiên, giới chuyên gia quan ngại rằng những quốc gia với khả năng tài chính hạn chế có nguy cở bị thụt lùi phía sau trong việc mua vaccine ngừa Covid-19. Chính do đó, WHO đã triển khai một cơ chế quốc tế, mang tên COVAX, nhằm đảm bảo việc tiếp cận vaccine công bằng giữa các nước, song gặp khó khăn trong việc gây quỹ.
Do "không ai an toàn trước Covid-19 cho tới khi tất cả đều an toàn trước đại dịch", và để thế giới "không bất lực trước virus SARS-CoV-2", bên cạnh việc triển khai các biện pháp đúng đắn, kịp thời và tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội, khử khuẩn…, hơn lúc nào hết thế giới cần đoàn kết và hợp tác để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng được coi là lớn nhất trong lịch sử hiện đại này.
Tin liên quan
Tính cấp thiết của việc đạt được Hiệp ước toàn cầu về đại dịch
08:27 | 03/06/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics