Tính cấp thiết của việc đạt được Hiệp ước toàn cầu về đại dịch
Thế giới cần một “hiệp ước đại dịch" WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt" G20: Indonesia kêu gọi đóng góp thêm cho Quỹ phòng chống đại dịch |
Cuộc họp Hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 76 tại Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 27/5 đến ngày 1/6. |
Các cuộc đàm phán căng thẳng nhằm đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch đã kéo dài 2 năm qua với mục tiêu xây dựng một khuôn khổ ràng buộc để quốc tế phòng ngừa, sẵn sàng và ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Hiện các nước đang bàn thảo xung quanh 5 điểm chính gồm:
Thứ nhất, vấn đề tiếp cận và chia sẻ tài nguyên trong trường hợp xảy ra đại dịch. Dự thảo hướng đến việc thiết lập Hệ thống chia sẻ lợi ích và tiếp cận mầm bệnh (PABS) - một nền tảng mới cho phép chia sẻ nhanh chóng dữ liệu mầm bệnh với các hãng dược phẩm nhằm đẩy nhanh việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ chống lại đại dịch.
Thứ hai, công tác phòng ngừa và giám sát dịch bệnh, trong đó có việc tiêm chủng định kỳ, quản lý rủi ro sinh học trong phòng thí nghiệm, ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh và ngăn chặn sự lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Thứ ba, nguồn tài chính bền vững nhằm hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với đại dịch, tập trung vào các nước đang phát triển không đủ nguồn lực. Theo dự thảo, các quốc gia sẽ đồng ý duy trì hoặc tăng nguồn tài trợ trong nước cho công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, đồng thời huy động thêm ngân sách để giúp các nước đang phát triển thực hiện thỏa thuận, thông qua các khoản tài trợ và vốn vay ưu đãi.
Thứ tư, thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng và logistics toàn cầu nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng, kịp thời với giá cả phải chăng đối với các sản phẩm y tế liên quan đến đại dịch. Trong trường hợp khẩn cấp về đại dịch, các quốc gia sẽ ưu tiên chia sẻ sản phẩm qua mạng lưới để đảm bảo phân phối công bằng dựa trên rủi ro và nhu cầu về sức khỏe cộng đồng. Các nước cũng được yêu cầu không dự trữ quá mức các sản phẩm y tế liên quan đến đại dịch để tránh sự dư thừa không cần thiết.
Thứ năm, quy định về vắc xin và các biện pháp phong tỏa. Trong bối cảnh có những lo ngại về thông tin sai lệch, dự thảo làm rõ việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không có thẩm quyền đưa ra các chính sách y tế quốc gia, bao gồm cả quy định tiêm chủng hoặc hạn chế đi lại cho các nước.
Quá trình đàm phán suốt hai năm qua đã đạt được tiến bộ ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, những điểm gây tranh cãi vẫn chưa được giải quyết, đặt ra thách thức trong việc đạt được sự đồng thuận về một Hiệp ước toàn cầu về đại dịch.
Hiện các nước vẫn bất đồng gay gắt xung quanh những lo ngại của các quốc gia đang phát triển về khả năng bị hạn chế tiếp cận vắc xin. Ngoài ra, các quốc gia cũng đang thảo luận về cách đảm bảo các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận một cách công bằng các sản phẩm y tế quan trọng khác như thuốc điều trị và xét nghiệm trong trường hợp đại dịch.
Bên cạnh đó, các nước vẫn chưa đồng thuận trong cách thức chia sẻ các mầm bệnh được phát hiện trong lãnh thổ của họ với các nhà nghiên cứu quốc tế và những quốc gia khác.
Đại dịch Covid-19 cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, tàn phá nền kinh tế và làm tê liệt hệ thống y tế trên toàn thế giới, chính là lời nhắc nhở các nước về sự cấp thiết phải có một khuôn khổ toàn cầu ngăn ngừa dịch bệnh.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua Móng Cái khởi sắc sau đại dịch
15:13 | 05/04/2023 Hải quan
Thị trường bán lẻ của Central Pharmacy tăng tính cạnh tranh sau đại dịch
15:33 | 06/01/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Bán lẻ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19
19:52 | 01/10/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics