Thương mại điện tử bùng nổ, đòi hỏi chuyển đổi số “mắt xích” logistics
Số doanh nghiệp xuất khẩu triệu USD qua thương mại điện tử tăng mạnh Chuyển đổi số ngành logistics Việt Nam đang ở giai đoạn đầu Cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu qua thương mại điện tử |
Đầu tư công nghệ là "chìa khóa" cho logistics bền vững. Ảnh minh họa: ST |
"Mắt xích" quan trọng của thương mại điện tử
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLBA), ngành logistics tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 20-25% GDP tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ, dự kiến tăng trưởng 12% mỗi năm trong tương lai gần. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty hậu cần.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất xã hội, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Với 43,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á, điều đó cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành thương mại điện tử luôn luôn cần thiết.
Dù tiềm năng phát triển lớn nhưng khó khăn của ngành logistics, thương mại điện tử cũng là bài toán khó. Theo Cục Xuất nhập khẩu, sự gia tăng khối lượng giao dịch thương mại điện tử khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao, điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức trong những năm vừa qua cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử. Người mua có thể mua sắm không giới hạn khu vực địa lý, có thể đặt mua một sản phẩm hàng hoá bất kỳ tại quốc gia khác hay vùng miền khác qua website, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Nhưng ngược lại, việc vận chuyển hàng hóa không thể đến tay người dùng ngay, mà sẽ vẫn cần vượt qua khoảng cách địa lý nhất định. Điều này được thực hiện bởi hệ thống logistics. Bởi vậy, dù các giao dịch được thực hiện trên môi trường internet nhưng dịch vụ logistics lại là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch.
Ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics giúp các doanh nghiệp có thể giảm 14% chi phí giao hàng và tăng số lượng hàng giao trên mỗi xe lên 13%. Ngoài ra, những công nghệ đột phá này cho phép các công ty và nhà cung cấp dịch vụ logistics tối ưu hóa hơn nữa chi phí và tăng năng suất giao hàng bằng cách lập kế hoạch thông minh về tuyến đường để đảm bảo có nhiều lượt nhận và trả hàng..
Chuyển đổi số để gia tăng giá trị
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, theo số liệu thống kê, việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế về mặt công nghệ và bảo mật thông tin hay bảo mật thanh toán. Giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như: đổi trả, thu hồi, xử lý hàng... chưa được tổ chức, xây dựng và kiểm soát tốt cũng tạo ra thách thức cho các đơn vị logistics khi chưa đáp ứng được chất lượng dịch vụ thu hồi, đổi trả hàng lỗi hay đổi trả sản phẩm bảo hành. Điều đó đặt ra thách thức cho doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng nền tảng kỹ thuật số trong sản xuất và phân phối hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Trước thực tế này, các chuyên gia cho rằng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong logistics chính là “chìa khóa” cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế. Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, xu hướng của ngành logistics hiện đại là hướng tới tự động hóa, cắt giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng. Các công ty Việt Nam có lợi thế trong việc đổi mới sáng tạo, đồng lòng với tác nghiệp và có giá thành cạnh tranh. Các cảng biển Việt Nam hiện tại đang hướng tới mô hình cảng thông minh, áp dụng các công nghệ tự động hiện đại.
Để tận dụng cơ hội, các chuyên gia cho rằng, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt trong khía cạnh chuyển đổi số để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Theo ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viettel, nhiều công nghệ hiện đại đang được thế giới triển khai trong lĩnh vực logistics nhằm tối ưu hóa vận hành và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở 5.000 xe ô tô vận chuyển hiện có và hướng tới phát triển thêm 15.000 xe trong 5 năm tới, đồng thời hợp tác với vận tải đường sắt, vận tải đường biển… năng lực logistics của Viettel đang ngày càng nâng cao.
Bên cạnh đó, để tận dụng tiềm năng phát triển thị trường thương mại điện tử các chuyên gia cho rằng cần có sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan. Đó là các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ các cơ quan nhà nước có liên quan; từ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tập trung mở rộng và hiện đại hóa kho bãi, quy hoạch mạng lưới để giải quyết phương án và hình thức giao nhận, tối ưu hóa việc giao hàng theo tuyến, từ đó giảm thiểu chi phí giao nhận cho cả doanh nghiệp và người dùng.
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics