Chuyển đổi số ngành logistics Việt Nam đang ở giai đoạn đầu
Tối ưu cho logistics Doanh nghiệp cảng biển “bắt tay” mở rộng chuỗi cung ứng logistics Nhanh chóng xanh hóa ngành logistics để không bị “đào thải” |
Theo khảo sát tại Báo cáo logistics năm 2023, có 90,5% doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia khảo sát đang còn ở giai đoạn số hóa, bao gồm cấp độ 1 (tin học hóa) và cấp độ 2 (kết nối). Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đang ở cấp độ 2 với tỷ lệ chiếm tới 73,5%.
Chỉ có 5% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 3 (trực quan hóa), 2,2% ở cấp độ 4 (minh bạch hóa). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều, nhưng đây là các cấp độ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt, chỉ có 1,9% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 5 (có khả năng dự báo) và con số rất “khiêm tốn” 0,4% doanh nghiệp đạt đến cấp độ cao nhất, cấp độ 6 (có khả năng thích ứng).
Điều này cho thấy, chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu, chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Trong khi đó, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 43.000 doanh nghiệp trong nước, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với nhiều tên tuổi lớn nên càng dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp.
Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V tổ chức tại Hải Phòng. |
Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V: Chuyển đổi số - động lực thúc đẩy tăng trưởng Vùng Đồng bằng sông Hồng tại Hải Phòng do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UBND TP Hải Phòng chỉ đạo, Sở Công Thương TP Hải Phòng, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA) tổ chức vào ngày 28/5, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhận xét, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Nói cụ thể hơn, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương cho hay, tại vùng Đồng bằng sông Hồng, phát triển ngành logistics cũng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.
Chẳng hạn, quỹ đất để xây dựng kho hàng, kho bãi, trung tâm trung chuyển hàng hoá, trung tâm logistics không nhiều, vốn đầu tư của các doanh nghiệp không lớn. Huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics còn hạn chế, thiếu đồng bộ. Các cảng cạn khu vực phía Bắc chưa kết nối với cảng biển rõ rệt như đối với cảng cạn khu vực phía Nam do thị trường vận tải container đường biển chỉ bằng khoảng 30% so với khu vực phía Nam; quy mô khai thác nhỏ, chưa có các trang thiết bị xếp dỡ chuyên dụng…
Trong khi đó, ông Phạm Tấn Công cho biết, từ năm 2022, VCCI đã cùng 4 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương ký kết “Thoả thuận hợp tác kết nối kinh tế cao tốc phía Đông”, qua đó thống nhất xây dựng liên kết kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng trong vùng với đường cao tốc, hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, kết nối thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc và quốc tế - trong đó kết nối trong lĩnh vực logistics là một trong những hợp tác quan trọng…
Do đó, vấn đề liên kết cùng đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics, nhằm thay đổi tư duy, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng… Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, chuyển đổi số trong ngành logistics để có thể đáp ứng và thích nghi với bối cảnh thị trường, giúp giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.
Đại diện một số cơ quan chức năng tham dự Diễn đàn. |
Dẫn ví dụ tại địa phương, ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế, đóng góp vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, TP Hải Phòng đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển logistics và đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực…
Nhờ đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13%, gấp hơn 8 lần bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố đạt khoảng 20-23%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố đạt từ 13-15%.
Ông Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh, thành phố Hải Phòng đang tập trung xúc tiến và thu hút đầu tư theo hướng phát triển ba trụ cột kinh tế gồm: công nghiệp - công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.
Nhưng theo các chuyên gia, phát triển ngành logistics nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics nói riêng cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể là đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế; chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại; phát huy vai trò của logistics thúc đẩy liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương nội vùng mạnh mẽ; phát triển logistics thông minh dựa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Các chuyên gia và doanh nghiệp cũng đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển logistics của địa phương phù hợp với chiến lược quốc gia; chăm sóc hỗ trợ đội ngũ doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt; xây dựng khu/trung tâm logistics lớn, hiện đại, thông minh và tự động…
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics